Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Huyền năng của Đại Pháp: Ung thư bàng quang giai đoạn cuối biến mất


Bài viết của Đàm Lễ Khôn, chồng của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-11-2016] Tôi năm nay 78 tuổi và đã nghỉ hưu. Vào cuối năm 2014 khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tôi bị phát hiện có hồng cầu trong nước tiểu. Tôi đã không lưu tâm lắm về chuyện đó. Đến đợt kiểm tra định kỳ cuối năm 2015, thì tình trạng của tôi đã trở nên xấu đi. Theo lời khuyên của bác sĩ, tôi phải chụp cộng hưởng từ và CT, và được chẩn đoán bị ung thư bàng quang giai đoạn hai.
Tôi phải làm hóa trị 2 tháng, nhưng sau đó ung thư bàng quang của tôi càng tệ hơn. Bác sỹ đã khuyên tôi làm phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tôi nghĩ mình gần 80 tuổi, phẫu thuật rất nguy hiểm, và các bác sỹ không thể đảm bảo rằng ung thư sẽ không tái phát sau khi phẫu thuật. Vì vậy tôi đã quyết định không phẫu thuật nữa.
Bị đầu độc nặng nề
Khi tôi bị chẩn đoán ung thư bàng quang, vợ tôi và các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã khuyên tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã học năm bài công pháp. Nhưng khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của pháp môn, tôi đã không thể hiểu được nhiều. Bởi đã bị đầu độc nặng nề về Học thuyết Vô thần và Khoa học thực chứng, nên tôi thấy các nội dung trong Chuyển Pháp Luân thật khó giải khó tin.
Vết sẹo là nguyên nhân thu hẹp hoặc làm nghẽn niệu đạo. Cứ khoảng một tháng tôi lại phải đến bệnh viện để thông nước tiểu. Mỗi một lần thông, tôi đều chứng kiến việc máu chảy ra từ niệu đạo sau phẫu thuật, và nó khiến cho tôi đau đớn.
Cách đó hai tháng khi đang trên đường từ bệnh viện tới chỗ bắt xe buýt, tôi đã gặp hai vợ chồng, là các đồng nghiệp cũ vốn đã khuyên tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Họ lại khuyên tôi nên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng tôi đã lại từ chối.
Vợ tôi nói, “Nếu anh không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh có thể niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân-Thiện-Nhẫn hảo.’ Có lẽ đây là cơ hội mà anh có thể được thọ ích từ đó.”
Lần này tôi đã đồng ý bởi nghĩ rằng đó là việc rất dễ làm. Từ đó, hàng ngày tôi đều niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”
Vẻ đẹp của Đại Pháp: Hoàn toàn bị thuyết phục sau khi khỏi bệnh
Gần đây, khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tôi đã kể với bác sỹ về câu chuyện của tôi và nói tôi hàng ngày đều niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân-Thiện-Nhẫn hảo,” tôi nói tôi không còn bất cứ triệu chứng bệnh nào nữa, vì thế tôi muốn kiểm tra sức khỏe xem có còn vấn đề gì không. Bác sỹ không tìm thấy dấu tích của ung thư sau khi đã kiểm tra rất kỹ lưỡng.
Khi tôi nói to lên rằng việc niệm hai câu Đại Pháp đã làm cho ung thư của tôi biến mất, bác sỹ đã bảo tôi nói khẽ thôi, vì Pháp Luân Đại Pháp bị cấm ở Trung Quốc.
Tôi đã đưa ra các kết quả chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm nước tiểu, và thử máu với bác sỹ phẫu thuật và các y tá của bệnh viện. Tôi nói với họ rằng ung thư của tôi biến mất bởi vì hàng ngày tôi đều niệm câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân, Thiện, và Nhẫn hảo.” Bác sỹ và các y tá đều nghĩ đó là chuyện không thể tin được.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã cứu mạng sống của tôi.
Từ tận đáy lòng mình, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những người bạn Pháp Luân Đại Pháp đã quan tâm đến tôi, và có thể trong một tương lai không xa, tôi cũng sẽ là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Đăng ngày 21-1-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Là ‘Ngốc nghếch khờ khạo’ hay cảnh giới trí tuệ đỉnh cao?

Trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt, kẻ đến người đi, kẻ qua người lại, ai là người thông minh lịch duyệt, ai là kẻ ngốc nghếch khạo khờ, phải chăng thoáng nhìn qua là biết? Không đơn giản như mọi người nhìn nhận đâu. Thực ra thì những người người bị xem là ngốc đó rất có thể lại là người ở trạng thái trí tuệ đỉnh cao.
a
Được gợi ý từ một vị ẩn sĩ, Trịnh Bản Kiều đã để lại câu danh ngôn thiên cổ: ‘Nan đắc hồ đồ’ nghĩa là rất khó để có được sự “hồ đồ” (giả ngốc). Con người ngày nay không ai chịu chấp nhận thua thiệt và luôn có xu hướng muốn chứng minh thể hiện, luôn muốn phô bày những gì mình thông thạo, muốn tính toán chi li thiệt hơn, nên nếu có thể thực sự làm được một người hồ đồ không toán tính, mà vẫn thấy hài lòng thì mới là khó nhất.
Chúng ta cùng tìm hiểu xem, vậy trí tuệ thâm sâu của người ‘hồ đồ’ là như thế nào.
Có một cậu bé người Mỹ tên Wilson, thoạt nhìn rất khờ khạo, do đó rất nhiều người trong thị trấn thích đùa với cậu, giống như là nhân vật hề mua vui cho mọi người. Một ngày nọ, bạn cùng lớp của Wilson cầm trên tay một đồng 1 đô la và một đồng 5 cent, rồi hỏi Wilson là chọn đồng tiền nào. Cậu bé Wilson lúc đó đã không cần suy nghĩ mà trả lời ngay: “Tớ chọn đồng 5 cent.” Bạn học cười khoái trí nói: “Ha ha, cậu ấy không chọn 1 đô la mà lại chọn đồng 5 cent.” Sau đó tất cả học sinh trong trường đã lan truyền nhau chuyện cười này.

Rất nhiều người đã không tin, sao Wilson lại ngốc đến vậy, họ đã đem tiền đến trước mặt Wilson để kiểm nghiệm, nhưng lần nào cũng nhận được cùng một kết quả. Mỗi lần cậu đều nói: “Tớ muốn 5 cent.” Tất cả ọc sinh của trường đều dùng cách này để kiểm tra và sau đó mỗi người rời đi với nụ cười của sự hài lòng.
Cuối cùng, câu chuyện đã đến tai của thầy giáo. Ở trước mặt Wilson, thầy giáo hỏi: “Chẳng lẽ trò không phân biệt được giá trị lớn nhỏ của đồng 1 đô la và 5 cent sao?”
Trò Wilson đáp: “Đương nhiên là trò biết rõ ạ. Nếu như trò chọn đồng 1 đô la thì sẽ không có nhiều người mang tiền đến để thử, như vậy trò cũng không thu được lợi nhuận từ đồng 5 cent.”
Người thầy nghe xong như bừng ngộ ra một đạo lý lớn. Wilson không đặt sự thông minh vào món lợi nhỏ mà suy nghĩ về cái ngốc của người thông minh. Khoảng 45 năm sau, ông đã trở thành tổng thống thứ 28 của nước Mỹ.
Nếu để ý và quan sát con người ngày nay, hẳn chúng ta sẽ nhận ra xã hội có tồn tại rất nhiều người thông minh, họ phán đoán suy nghĩ của người khác một cách nhanh chóng và không bao giờ bị mắc lừa. Họ tính toán chi li, so đo từng chút để làm sao không thua thiệt, không bị người lừa gạt. Nhưng họ đã quên câu: “Thông minh quá sẽ bị thông minh hại.” Nếu chứng kiến trực tiếp những việc người thông minh làm, chúng ta sẽ phát hiện, bởi vì quá thông minh nên người này thường bị người khác phòng bị.
Kỳ thực, thông minh cũng không phải là xấu. Tuy nhiên, đôi khi trong cuộc sống lại cần chúng ta ngốc một chút mới tốt, hơn thế, làm được người thông minh giả ngốc quả không dễ dàng.
Cho nên, người xưa cho rằng người thông minh nhưng giả ngốc mới là đạo xử thế của nhà thông thái. Giả thiếu hiểu biết khiến mọi việc được tiến triển thuận lợi hơn. Biểu hiện của ngốc nghếch ở người thông minh chính là một loại trạng thái bình tĩnh, không hiểu cái đạo lý của người đại ngốc thì khó thành tựu đại sự.
Phú Bật thời Bắc Tống khi còn trẻ, ông đang đi bộ trên đường phố thành Lạc Dương thì bỗng nhiên có một người mắng chửi ông. Một người đi đường đã ghé tai Phú Bật mà nói nhỏ: “Chàng trai trẻ, có người đang mắng chửi cậu kìa.” Phú Bật nghe xong liền nói: “Hình như là mắng người khác đó.” Người đó lại nói: “Người ta còn gọi tên của cậu mà chửi đó.” Phú Bật suy nghĩ một chút rồi nói: “Có lẽ là mắng người khác, rất có thể người đó trùng tên họ với tôi.” Sau đó, người mắng chửi Phú Bật nghe được phản ứng của ông nên thấy rất hổ thẹn, đến xin lỗi Phú Bật. Ngay từ khi còn trẻ, Phú Bật đã biết cái đạo của người ngốc đủ cho thấy sự thông minh cơ trí của ông.
Có vị trí giả nói, nếu như trên đường phố có người bỗng dưng mắng chửi anh ta, anh ta cũng không ngoái đầu nhìn bởi vì anh không muốn biết người mắng mình là ai. Đời người quá ngắn ngủi và quý giá, việc cần làm lại quá nhiều, sao phải vì điều khó chịu mà lãng phí thời gian? Vị trí giả này cũng giống với Phú Bật, họ hiểu rõ cái cốt lõi của lý “Làm người ngốc mới khó”.
Kỳ thực, học được trí tuệ của người đại ngốc nghĩa là không để tâm vào những chuyện vụn vặt, không muốn tìm câu trả lời đối với chuyện cỏn con, không so đo chi li, lùi một bước biển rộng trời cao. Mọi sự việc đều theo thời gian mà được làm sáng tỏ hoặc là chúng từ từ trở nên mờ nhạt, hoặc hóa giải từ từ và sẽ có được câu trả lời đúng đắn.
Có những sự việc, nếu chúng ta làm được “nhắm một mắt mở một mắt” đúng thời điểm, như vậy chúng ta đã đang làm người thông minh mà giả ngốc rồi. Nếu có người nào đó nói với bạn rằng, một người khác đang công khai nói xấu bạn sau lưng. Bạn sẽ phản ứng như thế nào? Rất có thể bạn sẽ bực mình và đi hỏi cho rõ ràng mọi chuyện. Nếu làm vậy thì bạn không những chỉ làm xấu hình ảnh của mình mà còn khiến sự tình nghiêm trọng hơn và làm tăng thêm sự bực tức khó chịu cho bản thân.
Quan hệ giữa người với người thật khó để không phát sinh mâu thuẫn, không gây nên những rắc rối từ việc tính toán được mất khiến tức khí nổi lên làm hại tinh thần và sức khỏe. Nếu làm được ngốc một chút thì bao phiền não sẽ không còn đất sinh sôi phát triển.
Do đó chúng ta có thể thấy, đắc thân người đã khó, làm người hiểu biết khó, làm được người ngốc nghếch càng khó hơn. Kiếp nhân sinh khó học được cái đạo lý của giả ngốc, nhưng lại quý bởi sự khờ khạo, vui vẻ cũng bởi biết ngốc dại. Nếu như bạn hiểu được cái đạo của người giả ngốc, bạn sẽ hiểu thấu một cảnh giới khác của đại trí tuệ.
San San biên dịch

Sư phụ cứu cả con tàu vượt qua cơn bão nguy hiểm


Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 5-12-2016] Con trai tôi là một thủy thủ tàu chở hàng của một công ty vận tải biển quốc tế và cháu đã chu du đến khắp nơi trên thế giới.
Năm ngoái khi cháu về nhà vào dịp Tết, cháu nắm lấy tay tôi ngay khi bước vào cửa: “Cảm ơn mẹ! Tất cả các thành viên thủy thủ trên tàu đều nhờ con cảm ơn mẹ!”
Tôi hỏi cháu chuyện gì đã xảy ra. Cháu kể rằng trong chuyến đi gần đây, con tàu đột ngột gặp phải một trận gió mạnh và sóng lớn ở vùng biển ngoài khơi Australia. Những con sóng đánh vào tàu và làm cho nó chao đảo lên xuống. Chai lọ trên bàn rơi xuống và lăn trên sàn. Đội thủy thủ rất lo sợ.
Những con sóng cao đến nỗi có thể khiến con tàu bị lật dễ dàng. Con trai tôi lập tức nhớ lại bùa hộ mệnh mà tôi cho cháu vào lần trước cháu về nhà. Cháu cảm thấy năng lượng mạnh mẽ dâng lên trong cơ thể mình, khiến cháu đi lên tầng trên cùng của con tàu. Giữa cơn gió lớn, cháu cố gắng để đứng vững và hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”
Cơn gió dường như giảm bớt một chút. Cháu hô lên một lần nữa: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Cơn gió giảm đi nhiều hơn. Cháu bám vào một cột trụ thuyền, đứng dậy và tiếp tục hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Cơn gió yếu đi nhiều và các cơn sóng lùi đi.
Khi mọi thứ bình ổn trở lại, các bánh lái tiếp tục hoạt động. Con trai tôi đã cực kỳ phấn khích và cháu quay lại boong tàu và hét lên với các đồng nghiệp: “Pháp Luân Đại Pháp đã cứu chúng ta!”
Sau khi con trai kể cho tôi chuyện này, tôi cảm thấy vô cùng cảm động. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy vô cùng biết ơn Sư phụ đã cứu con tàu và cả đoàn thuyền viên.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/5/332556.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2016/12/15/160340.html
Đăng ngày 21-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.