Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016


Hai nhà khoa học uy tín trên thế giới cho biết, họ vừa phát hiện bằng chứng cho thấy vũ trụ đã tồn tại trước vụ nổ Big Bang. Tuyên bố này đang gây chấn động giới khoa học toàn thế giới.
Một bản đồ của bức xạ nền vũ trụ (CMB) trong vũ trụ với những hình tròn có thể biểu hiện các sự kiện diễn ra trước vụ nổ Big Bang. Ảnh: Daily Mail.
Tờ Daily Mail đưa tin, khám phá gây tranh cãi về sự ra đời của vũ trụ được Roger Penrose – nhà khoa học, vị giáo sư đáng kính của Đại học Oxford (Anh) và giáo sư Vahe Gurzadyan từ Đại học quốc gia Yerevan (Armenia) cho đăng tải trực tuyến trên trang web arXiv.org. Theo hai chuyên gia này, vũ trụ không phải khởi phát từ vụ nổ Big Bang mà là một chu kỳ của những cái được đặt tên là aeon.
Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, vũ trụ được tạo ra trong vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Các ngôi sao và thiên hà bắt đầu hình thành khoảng 300 triệu năm sau đó. Mặt Trời của chúng ta được sinh ra khoảng 5 tỉ năm trước, trong khi sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất cách đây gần 3,7 tỉ năm.
Bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) cũng được đông đảo giới chuyên môn nhận định ra đời 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang và hiện đã bị làm lạnh tới khoảng -270 độ C.
Tuy nhiên, hai giáo sư Penrose và Gurzadyan chỉ ra rằng, bằng chứng mà Chương trình Thăm dò vi sóng bất đẳng hướng Wilkinson của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu được trong CMB lại cho thấy: các dấu vết trong nền bức xạ có tuổi đời cao hơn vụ nổ Big Bang.
Họ nói đã khám phá được 12 ví dụ về các vòng tròn đồng tâm như trên trong CMB. Một vài trong số đó có năm vòng, đồng nghĩa với việc đối tượng đã trải qua năm sự kiện vô cùng lớn trong lịch sử của nó. Các vòng tròn xuất hiện quanh những cụm thiên hà có biến thể trong bức xạ nền thấp một cách kỳ lạ.
Nghiên cứu dường như đã loại bỏ giả thuyết “lạm phát” được đông đảo chấp nhận về nguồn gốc của vũ trụ, rằng nó bắt đầu được hình thành nhờ vụ nổ Big Bang và sẽ tiếp tục mở rộng tới một thời điểm trong tương lai khi quá trình đó chấm dứt.
Penrose và Gurzadyan tin rằng, các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ khởi phát từ các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn trong một aeon trước đó, trước vụ nổ lớn cuối cùng. Điều này có nghĩa là, các chu kỳ vũ trụ thông qua các aeon nằm dưới sự chi phối của những vụ nổ lớn và va chạm lỗ đen siêu lớn.
Giáo sư Penrose bày tỏ, lý thuyết mới của ông về “vũ trụ tuần hoàn bảo giác” có nghĩa rằng, các lỗ đen cuối cùng sẽ phá hủy mọi vật chất trong vũ trụ. Theo lý thuyết của ông, khi các lỗ đen hoàn thành tất cả những việc này thì còn lại trong vũ trụ sẽ chỉ là năng lượng, vốn sau đó sẽ kích hoạt một vụ nổ Big Bang mới và aeon mới.
Giáo sư Penrose phát biểu với hãng thông tấn BBC: “Trong giả thuyết mà tôi đưa ra, chúng ta có một sự mở rộng theo cấp số nhân nhưng không thuộc aeon của chúng ta – Tôi sử dụng thuật ngữ để mô tả [giai đoạn] từ vụ nổ Big Bang của chúng ta cho đến tương lai xa. Tôi cho rằng, aeon này là một trong hàng loạt sự việc, nơi tương lai xa của các aeon trước bằng cách nào đó trở thành vụ nổ Big Bang của aeon chúng ta”.
Theo vietnamnet

Những hành động “khôi hài” trong ngoại giao của ông Giang Trạch Dân

Từ khi bước vào năm 2016 đến nay, nhiều thông tin bê bối liên quan đến ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng thường xuyên được truyền thông đưa ra.

Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng, ngoại giáo, Giang Trạch Dân,
Tại Quốc yến khi Tổng thống Iceland tiếp ông Giang Trạch Dân, ông Giang bất ngờ đứng lên hát làm những người có mặt ai nấy hoảng hốt. Bà vợ Vương Dã Bình của ông Giang cảm thấy vô cùng khó xử. (Ảnh: Internet)
Gần đây, những hình ảnh phô trương không hợp lễ trong hoạt động đối ngoại của ông Giang Trạch Dân lại được chia sẻ thêm trên mạng. Ví như, trong buổi Quốc yến vào năm 2002 khi ông Giang đi thăm Iceland, đã bất ngờ đứng lên hát làm mọi người giật mình, đặc biệt bà Vương Dã Bình, vợ của ông đã vô cùng khó xử trước hành động kỳ quái của chồng.
Theo câu chuyện kể lại, lúc đó Tổng thống Iceland đã tổ chức bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước, ông Giang Trạch Dân trong lúc đang ăn dở chừng thì bất ngờ đứng lên hát khiến những quan khách có mặt đều giật mình. Vợ của ông Giang thì nét mặt mếu máo, những nhân viên trong đoàn phía Trung Quốc cũng nhìn ông Giang Trạch Dân bằng ánh mắt xem thường, Tổng thống Iceland cũng cảm thấy lúng túng. Sau sự kiện, nhiều tờ báo hàng ngày lớn nhất của Iceland đã đăng tải hình ảnh và tường thuật chi tiết toàn bộ câu chuyện, câu chuyện trở thành đề tài hài hước trong giới truyền thông quốc tế.
Qua theo dõi hoạt động của ông Giang, giới truyền thông phát hiện ông Giang Trạch Dân không mấy quan tâm đến lễ nghi ngoại giao, thường xuyên có những hành vi tự tiện để phô trương hình ảnh, ví dụ như bất ngờ nổi hứng hò hát, nhảy múa.
Vào tháng 3/1993, khi Bắc Kinh mở Hội nghị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, ông Giang bất ngờ lấy lược ra chăm chú chải đầu khi đang ngồi giữa bàn Chủ tịch. Hình ảnh này sau đó cũng nhanh chóng được lan truyền khắp thế giới. Vào ngày 24/10/1995, ông Giang có buổi diễn thuyết tại Liên Hiệp Quốc, trước ống kính của phóng viên nhiều nước, ông Giang Trạch Dân lại một lần nữa lấy lược ra chải đầu.
Hạ tuần tháng 6/1996, ông Giang đi thăm Tây Ban Nha. Quốc vương Carlos của Tây Ban Nha mời ông ta làm nghi thức duyệt binh cùng ba quân, lúc này ông Giang lại lấy lược ra chải đầu. Khi tiếp kiến Quốc vương Tây Ban Nha, ông Giang cũng móc cái lược vuốt vuốt tóc khiến vị Quốc vương chỉ biết đứng ngây người nhìn.
Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng, ngoại giáo, Giang Trạch Dân,
Hình ảnh Giang Trạch Dân lấy lược chải đầu khi tiếp kiến Quốc vương Tây Ban Nha. (Ảnh: Internet)
Năm 1996 khi ông Giang Trạch Dân thăm Philippines, Tổng thống Philippines Fidel Ramos mở tiệc chiêu đãi ông Giang trên du thuyền, ông ta bất ngờ cầm micro hát bài Love me tender của Elvis Presley.
Ngày 30/3/1999, ông Giang đã cùng Tổng thống Áo Klestil đến thăm nơi ở của Salzburg Mozart. Trong căn nhà thiên tài Mozart, tài sản có giá trị nhất là cây đàn piano được Mozart mua năm 1785, được biết ngoài bản thân Mozart thì không có người thứ hai trên thế giới được chơi cây đàn này. Trước cây đàn cũng có treo cảnh báo “cấm chạm vào” bằng hai thứ tiếng Anh và Đức. Nhưng không ngờ sau khi Tổng thống Áo vừa giới thiệu xong về cây đàn thì ông Giang Trạch Dân liền ngồi xuống đàn ca từ “nước Hồng Hồ, sóng cuộn sóng.” Hành động bất ngờ của ông Giang khiến vị Đại sứ Trung Quốc cùng đi (người am hiểu văn hóa Áo) vừa sợ hãi lại hổ thẹn, còn Tổng thống Áo muốn ngăn ông Giang nhưng vì lễ nghi ngoại giao nên vô cùng lúng túng.
Trong cảm nhận của người Áo thì Mozart giống như một vị thánh, không tôn trọng văn vật của Mozart tức là sỉ nhục người Áo. Ngày hôm sau, truyền thông Áo đã phải dùng đến từ ngữ “vụ bê bối” để miêu tả thông tin này, tờ Nhật báo Donau đã đăng hình ảnh châm biếm: Giang cầm búa liềm và chơi đàn piano.
Ngày 24/10/1999, khi ông Giang Trạch Dân đi thăm một bảo tàng ở Pháp, ông ta lại có hành vi bất thường khi kéo tay phu nhân Bernadette của Tổng thống Chirac để cùng Giang nhảy điệu waltz, việc này khiến ông Chirac rất không hài lòng. Người dân Pháp thì càng tức giận hơn, họ xem đây là một sự sỉ nhục đối cả dân tộc Pháp.
Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng, ngoại giáo, Giang Trạch Dân,
Ngày 24/10/1999, ông Giang Trạch Dân không thèm đếm xỉa đến nghi lễ ngoại giao, tự ý kéo tay phu nhân Tổng thống Chirac để cùng nhảy điệu waltz. (Ảnh: Internet)
Ngày 21/2/2002, ông Giang đã tổ chức một bữa tiệc tại Đại lễ đường Nhân Dân để chào đón Tổng thống Mỹ George W. Bush. Tại hiện trường với hơn 100 quan khách, ông Giang đã hát ca khúc “Mặt Trời của tôi,” Tổng thống Mỹ George W. Bush vỗ tay, sau đó nửa đùa hỏi Ngoại trưởng Colin Powell hát một ca khúc nhẹ nhàng, nhưng Ngoại trưởng Colin Powell mỉm cười lịch sự từ chối. Trong buổi yến tiệc tối, ông Giang lại lôi Đệ nhất phu nhân Laura ra cùng nhảy, sau đó lại lần lượt kéo bà Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Condoleezza Rice và vị phu nhân Sarah của Đại sứ trú tại Bắc Kinh ra cùng nhảy.
Trong cùng năm, ông Giang lại có dịp đi ăn thịt nướng tại trang trại của ông Bush, sau khi xuống xe đã bỏ mặc người vợ Vương Dã Bình, đi nghênh ngang một mình, trong khi chủ nhân chưa mời thì Giang đã xông lên trước đi thẳng vào nhà. Không còn cách nào, Tổng thống Bush và phu nhân phải an ủi bà Vương Dã Bình, phu nhân của ông Bush sau đó phải dìu bà Vương Dã Bình đi cùng mình.
Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng, ngoại giáo, Giang Trạch Dân,
Năm 2002, ông Giang đến nông trang của Tổng thống Mỹ Bush ăn thịt nướng, vừa xuống xe liền bỏ đi ngênh ngang một mình, không quan tâm đến vợ. (Ảnh: Internet)
Sau đó không lâu, Tổng thống Bush đến thăm Bắc Kinh, đáng lẽ ông Giang phải dắt bà Vương Dã Bình ra giới thiệu với phu nhân Tổng thống Bush, nhưng ông ta lại một tay đẩy vợ ra sau, một tay đẩy Bush sang chuẩn bị lao tới bắt tay phu nhân ông Bush khiến bà Vương Dã Bình cũng không kịp ứng phó, nét mặt biến sắc. Khi đó chỉ thấy ông Bush nhíu mày, cúi đầu suy nghĩ, xem ra biểu hiện có phần… đau khổ.
Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng, ngoại giáo, Giang Trạch Dân,
Tổng thống Bush đến thăm Bắc Kinh, một tay ông Giang đẩy vợ ra sau, một tay đẩy ông Bush qua để chuẩn bị lao tới bắt tay phu nhân ông Bush. (Ảnh: Internet)
Trong mắt giới truyền thông, ông Giang Trạch Dân có thể tùy hứng ca hát và ngâm thơ, khoe khoang vốn tiếng Anh, móc lỗ mũi trước công chúng bất cứ lúc nào, còn trò hề nhìn chằm chằm vào mặt phụ nữ đã thành thói quen thường tình.
Trung Quốc, Tăng Khánh Hồng, ngoại giáo, Giang Trạch Dân,
Theo Secretchina/Daikynguyenvn.com