Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Nguồn sạch nước tự trong, đại tín hành thiên hạ

Ảnh: Epochtimes
Ảnh: Epochtimes
Thời đầu những năm Trinh Quan (627-647) triều đại nhà Đường, có người đệ trình thư thỉnh cầu trừ bỏ nịnh thần. Đức Vua Đường Thái Tông hỏi: “Trẫm bổ nhiệm quan viên, là để họ trở thành những hiền thần. Theo khanh, làm thế nào phân biệt ai là nịnh thần?”.
Người đã viết thư đó trả lời: “Tâu bệ hạ, hạ thần ở nơi dân chúng, không biết rõ ai là nịnh thần trong cung. Nếu bệ hạ muốn biết, thì bệ hạ giả vờ nổi giận để thử lòng người. Nếu ai không sợ hãi mà đứng ra can gián, thì đó chắc chắn là người cương trực. Còn ai thuận theo mà a dua xu phụ thì quả nhiên là nịnh thần”.
Bấy giờ, Đường Thái Tông nói với Phong Đức Di: “Dòng nước chảy kia trong hay đục, ấy cũng là từ nguồn nước định ra. Vua ví như nguồn nước, trăm họ tựa như dòng. Vua tự thân làm điều giả dối, lại còn muốn triều thần công minh chính trực là sao? Đầu nguồn đã dơ bẩn, lại đòi có nước trong? Như thế không hợp đạo lý. Trẫm xưa nay vẫn cho rằng Ngụy Vũ Đế giảo trá, nên tự trong lòng khinh bỉ ông ta lắm. Lấy lối hành xử đó làm gương sao được?”. Xong, Đường Thái Tông bảo người đã dâng thư: “Trẫm vẫn mong lấy đại tín làm phương châm cho hành xử trong thiên hạ. Không dùng ‘lừa dối’ để giáo hoá dân chúng. Lời của khanh dẫu có chỗ hay, nhưng Trẫm không thể làm theo được”.
Đến năm Trinh Quan thứ 17, Đường Thái Tôn nói với triều thần: “Trong Tả Truyện có viết ‘khứ thực tồn tín’ (bỏ miếng ăn để giữ chứ ‘tín’), Khổng Tử viết dân vô tín bất lập (với dân mà không có ‘tín’ thì không thể đứng được). Năm xưa khi Hạng Vũ đem quân tiến vào Hàm Dương là đã khống chế được thiên hạ rồi. Nếu ông ta biết đề cao nhân lễ nghĩa trí tín thì sau này Lưu Bang làm sao đoạt nổi thiên hạ?”.
Nghe vậy Phòng Huyền Linh nói: “Vẫn nói nhân lễ nghĩa trí tín là ngũ thường. Trong năm cái đó, thiếu một là không được. Biết khéo dùng cho đủ thì sẽ ích lợi vô cùng. Vua Ân đời nhà Trụ khinh mạn chê bai ngũ thường, sau bị Vũ Vương lấy mất thiên hạ. Hạng Vũ không giữ chữ tín, sau bị Hán Cao Tổ lật đổ. Quả đúng như lời hoàng thượng nói”.
Theo Trinh Quan chính yếu.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Vẻ tuyệt đẹp của dải Ngân Hà nhìn từ vườn quốc gia Yellowstone

Đôi khi một người nghệ sĩ có thể giúp bạn nhìn ra vẻ đẹp của sự vật nào đó mà đôi mắt thường của bạn dễ bỏ qua. Nhà nhiếp ảnh ở bang Kansas, Mỹ là anh David Lane đã dành 4 tháng để chụp ảnh dải Ngân Hà nhìn từ vườn Quốc gia Yellowstone, và kết quả là những bức ảnh chụp cảnh cầu vồng ban đêm của dải Ngân Hà đẹp đến ngỡ ngàng.
Chụp ảnh về ban đêm luôn đòi hỏi một số những bí quyết kỹ thuật nào đó. Một thay đổi kỹ thuật khá quan trọng mà anh Lane dùng đó là chỉnh độ bão hòa ánh sáng đêm. Bầu trời ban đêm không bao giờ là tối hoàn toàn do có sự phát xạ ánh sáng yếu của bầu khí quyển hành tinh, anh Lane đã tăng độ ánh sáng ban đêm lên 10%. Với một số bức ảnh nhất định, anh cũng đã kết hợp 16 bức ảnh lại để tạo ra một bức ảnh mong muốn.
Nếu bạn muốn biết rõ hơn về những lý do và nguồn cảm hứng của những bức ảnh này của Lane thì bạn có thể xem những bình luận anh viết trên trang Facebook cá nhân. Anh nói: “Bạn hãy bước ra khỏi nơi đầy ánh sáng nhân tạo, lái xe 20 đến 30 dặm khỏi thành phố và nhìn lên bầu trời đêm trong vắt, bạn sẽ thấy cảnh tượng có thể làm thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi, đó là cảnh tượng dải Ngân Hà khi nhìn từ phía trong của nó.”
Thông tin thêm: davidlaneastrophotography.com | Facebook | 500px (h/t: demilked)
“Bạn hãy bước ra khỏi nơi đầy ánh sáng nhân tạo, lái xe 20 đến 30 dặm khỏi thành phố…..”

“….nhìn lên bầu trời đêm trong vắt, bạn  sẽ thấy cảnh tượng có thể làm thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi”
“Đó là cảnh tượng dải Ngân Hà khi nhìn từ phía trong của nó”
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Ông Tơ, Bà Nguyệt

Vài câu chuyện cổ tích theo thần tiên truyện Trung hoa, mang tính thần thoại rất lý thú sau đây có thề đã hình thành một phần văn hóa cồ truyền Việt Nam thể hiện qua các tập tục xã hội, hay quan niệm dân tộc về vấn đề duyên tiền kiếp,việc hôn nhân, việc trai gái nên duyên vợ chồng…
Nguyệt Hạ Lão Nhân, Thần Tình duyên.
Nguyệt Hạ Lão Nhân, Thần Tình duyên.

Chuyện Ông Tơ Bà Nguyệt.

Nguyệt lão (tiếng Trung: nguyệt là mặt trăng, lão là ông già). Ông cụ già ngồi dưới trăng, chủ việc hôn nhân.
Theo sự tích Trung hoa, vào đời nhà Đường, có một thư sinh tên Vi Cố đi kén vợ. Anh ta gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng ở trong rừng. Anh ta gạn hỏi, liền được ông cụ bảo rằng sách nầy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (tiéng Hán gọi là xích thằng) để buộc hai người trai gái phải lấy nhau, không sao gỡ ra được. Vi Cố hỏi mình sẽ phải lấy ai, thì cụ già mỉm cười nói: Số duyên của nhà ngươi là con bé 3 tuổi, con của mụ ăn mày, thường ăn xin ở chợ Đông Đô.
Vi Cố nghe xong, thở dài không nói nên lời. Cụ già biết ý, bảo đó là duyên trời định, già này không thay đổi được. Mà nhà ngươi muốn tránh cũng chẳng xong.
Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi ra về. Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Đông Đô, quả nhiên đã trông thấy một mụ ăn mày, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi, xin ăn ở góc chợ. Anh ta bực tức, đi mướn người đâm chết đứa bé kia. Nhưng không ngờ đứa bé chỉ bị thương mà tên giết người tưởng nó đã chết, hắn lo sợ bị bắt nên bỏ trốn.
Quảng cáo
Mười lăm năm sau, Vi Cố thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Vi Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi, thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, bái tạ. Đến khi nhập phòng,Vi Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý. Chợt nhìn ở sau ót có một vết thẹo, chàng lấy làm lạ hỏi vợ. Nàng thành thật kể rõ thân thế mình vốn là con của mụ ăn mày, 15 năm về trước bị tên ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau ót. Sau này mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như máu huyết.
Nghe vợ thuật chuyện, Vi Cố thở dài, lẩm bẩm: Thật là duyên trời định!

Trai gái nên duyên vợ chồng: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.

Cũng còn một câu chuyện mà có thể là do một nguồn khác kể lại về Ông Tơ Bà Nguyệt xảy ra vào đời nhà Đường.
Thời Nguyên Hòa nhà Đường rất thái bình, có quan đại thần Chung Thôi. Quý tử của Chung Thôi là Chung Hạo văn hay chữ tốt. Chung Hạo thường theo cha đi săn bắn. Một hôm, do mãi đuổi theo con thỏ, Chung Hạo lạc vào rừng sâu, quanh co cả ngày không tìm được lối ra. Đêm xuống lạnh giữa rừng hoang, dưới ánh trăng Hạo nghe tiếng suối róc rách, chàng lần đến tìm nước uống. Chàng thấy bên bờ suối, trong hang đá, một bà lão đang ngồi se chỉ, màu chỉ đỏ thắm. Chung Hạo khẽ bước lại gần, thưa:
– Tiểu nhân đi săn, bị lạc đường xin hỏi nơi đây là đâu, sao lão bà lại ngồi một mình se chỉ đỏ?
– Đây là động tiên, ta đang ngồi se duyên cho những đôi tình yêu nhau dưới trần gian. Chỉ này là dây tơ hồng.
 
Ta se nhiều hay ít thì trai gái cũng theo đó mà thương yêu nhau nhiều hay ít. Ta muốn đôi trai gái nào nên vợ chồng thì ắt chúng sẽ kết duyên, không xa lìa nhau được.
–Vậy thưa lão bà có thể cho tiểu nhân biết sau này sẽ được sánh duyên cùng ai?
Lão bà đưa mắt nhìn vào bên trong động. Ở đó có một ông lão đang cúi gầm trên một cuốn sách dày cộm.
–Kìa là Ông Tơ, công tử muốn biết thì hỏi ông ấy!
 
Ông lão hỏi tên tuổi Chung Hạo rồi lật từng trang sách ra tra cứu rồi nói:
-Sau này công tử sẽ được se duyên với Tố Lan, con gái một mụ ăn mày ở chợ Đông, gần kinh thành.
Lão ông chưa dứt lời, Chung Hạo đã đùng đùng nổi giận. Đường đường là một quí tử của quan đại thần, tài nghệ, văn hay chữ tốt khó ai sánh kịp mà sau này lại phải kết duyên cùng vơi con gái mụ ăn mày. Tức tối, chàng quay bước bỏ đi, không một lời chào. Ông Tơ vẫn chúi đầu vào sổ bộ, Bà Nguyệt vẫn bình thản se chỉ hồng.
 
Chung Hạo bỏ chạy. May mắn, sáng sớm hôm sau, quân lính tìm gặp Chung Hạo. Trở về dinh, chàng đâm ra biếng ăn lười nói. Anh ta đã bị lời tiên tri của Ông Tơ ám ảnh, Chung Hạo tìm xuống chợ Đông. Vừa đến đầu chợ, đã gặp ngay một đứa bé gái chừng 9 tuổi mặt mày lem luốc, áo quần rách bươm, dắt theo một bà gìa ăn xin mù lòa. Dò hỏi thì anh ta biết được tên của con bé là Tố Lan, Chung Hạo thất kinh hết hồn, bỏ chạy. Trở về nhà, Hạo quyết cải mệnh trời để không phải làm chồng một con bé ăn mày bẩn thỉu.
 
Một buổi sáng, Chung Hạo lại tìm xuống chợ, đã ném đá vỡ đầu cô bé ăn xin nọ. Mọi người cho biết con bé bị thương tích quá nặng, e không sống được; và bà lão mù đi đâu biệt tích cũng không ai rõ.
 
Bảy năm sau, Chung Hạo đã nên danh phận. Nghe tin thiên hạ bàn tán ở huyện Trúc Giang có con gái quan Thái úy nổi danh là một giai nhân sắc nước hương trời, tên là Thảo Nương. Vương Tôn công tử gần xa, ngày đêm đến cầu thân, nhưng chưa ai được kén chọn. Chung Hạo tìm đến, thuê một phòng trọ trước phủ đường. Mới một lần tình cờ nhìn thấy Thảo Nương, Chung Hạo đã thấy lòng xao động. Chàng vội quay trở về nhà, xin phụ thân tính đường mai mối. Hai gia đình là môn đăng hộ đối, nên việc kết hôn sớm viên thành. Đôi uyên ương nên vợ chồng yêu nhau thắm thiết.
 
Một hôm, Chung Hạo âu yếm gội đầu cho Thảo Nương. Thấy vợ mình có một cái thẹo lớn đàng sau gáy, chàng hỏi nguyên nhân. Và nàng kể:
-“Nguyên, thiếp là con một bà ăn mày mù ở chợ Đông. Lúc nhỏ, một hôm đang dắt mẹ đi ăn xin, không hiểu sao lại có một kẻ xấu cầm đá ném vào đầu thiếp, gây thương tích nặng, tưởng đã lìa đời, may nhờ bà con tận tình cứu chữa. Sau đó, được quan Thái úy có lòng từ tâm, lại hiếm muộn, nên đem hai mẹ con thiếp về nuôi dưỡng. Thiếp được nghĩa phụ dạy dỗ, cho ăn học. Mẹ thiếp qua đời. Thiếp được giúp việc bút nghiên cho nghĩa phụ nơi công đường, đã rất nhiều đám đến dạm hỏi, nhưng đều bị từ chối. Lạ thay, bên nhà chàng vừa ngỏ, thì dưỡng phụ bằng lòng ngay. Chúng ta đẹp duyên ngày nay chắc là có nợ có duyên”.
-“Không, Thảo Nương nàng ơi, nếu là định mệnh thì nàng phải là…Tố Lan”, Chung Hạo nói.
-“Tố Lan là tên của thiếp lúc còn bé. Sau khi được đưa về dinh, nghĩa phụ đã đổi tên này”, Thảo Nương đáp.
Bấy giờ, Hạo mới biết Ông Tơ đã se duyên thì không thể làm khác được, chàng nhìn Tố Lan và khẽ ngâm:
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ – (nghĩa là: Có duyên ngàn dặm xa vẫn gặp được)
Vô duyên đối diện bất tương phùng” – (nghĩa là: Không duyên tận mặt vẫn cách lòng).
Câu “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” có ngụ ý: Khi sợi tơ hồng đã ràng buộc nhau lại, dù có xa cách muôn ngàn vặn dặm, dù không hề biết nhau, đôi trai gái sẽ thành vợ chồng.

Phần Phụ khảo

I. Tục lệ hôn sự và tục lễ tế Tơ Hồng của Việt Nam.

Theo tin tướng của dân ta vị thần linh chủ về hôn sự là ông Tơ bà Nguyệt. Dù cho địa vị xã hội cao sang hay nghèo nàn, dù gặp hoạn nạn, hay may mắn, cuối cùng ai cũng phải tuân theo số mệnh. Văn chương bình dân cũng như thi ca Việt Nam cổ thường nhắc nhiều tới những vị thần linh chủ về hôn sự này.
Ông bà tô tiên ta cũng có tục lễ tế Tơ Hồng để tưởng nhớ Lão nguyệt, vị thần Tình duyên. Trong các nghi thức đám cưới của người Việt thời xưa đều có nghi lễ nghi thức này. Nguyệt Lão là vị thần Tình duyên theo sự tích Vi Cố đời Đường kể trên.
Theo đúng ý nghĩa của tục lệ, lễ tế thần Tình duyên phải tồ chức tại phòng hoa chúc vào tối tân hôn. Về sau người ta bày ra tục lệ tế thần Tình duyên tại sân nhà.
Theo tài liệu cổ học “Đất lề Quê thói”, ngày xưa lễ tế Tơ Hồng được tổ chức ngay lúc sau khi đưa dâu về đến nhà, trước khi yết lễ tổ họ, lễ yết gia tiên và chào mừng ông bà cha mẹ họ hàng, có ý rằng khi cô gái bước chân về đến nhà người là nên duyên vợ chồng, lương duyên do ông Tơ chấp mối se lại, điều trước tiên là nghĩ đến công đức của Ông tơ, để ông chứng kiến việc hôn phối đã thành đồng thời tạ ơn Ông.

II. Văn hóa Thần truyền: Văn hóa ở các tầng thứ cao hơn tầng thứ nhân loại.

Hầu hết sách viết về Văn học sử Việt Nam cho rằng Văn hóa truyền thống Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Điều này là một thực tế không thể chối cải, dựa trên các yếu tô lịch sử, điạ lý, phong tục tập quán, vv…
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một góc nhìn. Nếu nhìn qua góc độ rộng lớn hơn, bao quát hơn, xuyên thấu hơn, văn hóa của mỗi quốc gia có thể phát xuất từ các cảnh giới thần tiên, từ những tầng thứ không gian vũ trụ cao hơn gọi là văn hóa thần truyền.
Trong kho tàng Văn chương cổ điển Việt Nam có những câu chuyện cổ tích như Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Truyền Thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân, Truyền Thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh, kể cả truyền thuyết về ông Tơ bà Nguyệt chẵng hạn, vốn chia sẻ một nguồn văn hóa có vẻ thần thoại hoang đường giống như văn hoá Trung Hoa, đều phản ảnh sâu xa nguồn gốc văn hóa thần truyền từ trong vũ trụ, nơi chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại.
Không thấy, không tin.
Sống trong một xã hội văn minh vật chất và khoa học tiến bộ ngày nay, con người mất dần dần khả năng thể ngộ chân lý của vũ trụ. Nhất là đối với giới trẻ tuổi dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ của đời sống cuồng loạn, thì đừng vội nói đến những chuyện hoang đường với họ. Là vì đầu óc họ bị nhồi nhét với những kiến thức khoa học kỷ thuật nhằm phục vụ những nhu cầu đòi hỏi vật chất, do đó họ đã bị chế ngự hoàn toàn bởi cái tâm hướng ngoại tìm cầu thỏa mản dục vọng tối đa, làm cho họ bị mê mờ không trông thấy được chân lý của vũ trụ.
Thể ngộ được chân lý mà nó thể hiện qua nhiều tầng thứ vũ trụ, trước hết, phải có đức tin và phải cải biến từ căn bản lề lối tư duy hướng ngoại của người thường.

III. Ông Tơ Bà Nguyệt qua Ca dao, Thi ca và Âm nhạc.

Theo quan niệm dân gian, hôn nhân tốt đẹp không thể thiếu được bàn tay se dây của Nguyệt Lão:
Nguồn: Trang Khoa Học Nhân Văn
1. Vài dẫn chứng Ca Dao.
-Ông Tơ bà Nguyệt dẫn dắt:
“Sớm cùng phận đẹp duyên ưa
Ông Tơ Bà Nguyệt dắt đưa nên gần”.
-Nó đã như duyên số từ kiếp trước, giống như tích đẹp thuở nào:
“Thương sao thấy mặt thương liền
Cũng như Ông Tơ Bà Nguyệt nối duyên mình thuở xưa”
 
-Yêu nhau, ai chẳng muốn mãi mãi ở bên nhau: 
“Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết se mình với ta”
-Thủ phận vì Ông Tơ đã trói buộc:
“Ai xinh thì mặc ai xinh
Ông Tơ chỉ quyết se mình với ta”
“Trước ngã ba có sợi giây tơ hồng
Gái chưa chồng trong lòng hớn hở
Trai chưa vợ ruột thắt trái chanh
Ngó lên mây trắng trời xanh
Đâu cũng vậy, ưng anh cho rồi “
“Ai nói chi chàng chớ có nghe
Ông Tơ Bà Nguyệt đã se ta rồi”.
-Tơ hồng đã buộc, quyết không bỏ chàng:
“Lời nguyền chứng cớ có Ông Tơ Hồng
Thác thời mới dứt, sống không bỏ chàng”.
“Ai nói chi chàng chớ có nghe
Ông Tơ Bà Nguyệt đã se ta rồi.”
2. Văn chương thi phú, Văn chương bình dân.
Những câu nói trong dân gian như “lá thắm”, “tơ hồng vươn vấn” hoặc “nguyệt lão xe tơ” đều lấy trong điển tích ông Tơ bà Nguyệt.
Xem Điển Tích Truyện Kiều – Lá Thắm Chỉ Hồng
Vài ví dụ lấy từ truyện Kiều của nhà thi hào bậc nhất VN, Nguyển Du.
-Trích dẫn hai câu thơ diễn tả lúc xuân tình nảy nở đến độ, Kim Trọng liền ướm hỏi chuyện trăm năm, và nàng Thúy Kiều thỏ thẻ thưa:
“Dẫu khi lá thắm chỉ hồng”
“Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”.
-Trích đoạn về Hoạn Thư:
“Vốn dòng họ Hoạn danh gia,
Con quan Lại bộ tên là Hoạn thư.
Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa,
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày.”
-Trích dẫn tác giả vô danh qua văn chương bình dân:
“Thương nàng, nàng cứ làm ngơ,
Bao giờ kết tóc xe tơ hỡi nàng.”
3. Âm nhạc.
Nghe nhạc giải trí dành cho các bạn yêu nhạc: Tơ Hồng Se Duyên
Chú thích: Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Bộ mặt thật của Karl Marx

Truyền thông Trung Quốc tiết lộ những bí mật đầy thống khổ của Marx những năm cuối đời

Ngày 6 tháng 6, truyền thông của Trung Quốc đại lục đã tiết lộ rằng, cha đẻ của Chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx đã giã từ cõi thế một cách đầy đau đớn với một thân thể đầy bệnh tật và những ung nhọt. Trong hình đang chụp các công nhân Đức đang tiến hành di dời một bức tượng của Marx tại thành phố Berlin. Bức tượng này được Đảng Cộng sản Đông Đức dựng lên vào năm 1986 (Getty Images)
Dân chúng Trung Quốc đại lục ngày càng thức tỉnh. Làn sóng dẹp bỏ các chướng ngại lịch sử bắt nguồn từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng mỗi lúc một dâng cao. Giữa lúc ấy, những điều tiếng xung quanh cuộc đời Karl Marx, ông tổ chống lưng cho học thuyết Cộng sản cũng dần được phơi bày. Sự thật lịch sử đã cho thấy, bản thân Marx từng là một tín đồ Cơ Đốc giáo, cũng từng tín phụng Thần linh và Thượng đế, sau đó ông ta đã gia nhập vào Satan giáo và thờ phụng ma quỷ. Tà thuyết Cộng sản mà ông ta sáng lập là một phiên bản khác của tinh thần Satan giáo, mục đích là lôi kéo những người tôn thờ tà thuyết Cộng sản vào địa ngục, hủy diệt nhân loại. Học thuyết của Marx đã gây họa loạn cho nhân gian, mang lại những tai nạn khủng khiếp cho nhân loại, bản thân ông ta đã phải ra đi trong thân thể lở loét đầy bệnh tật.

Bản tin hiếm thấy ở Trung Quốc đại lục tiết lộ nỗi thống khổ khôn thấu của Marx trước khi qua đời

Trang Tin tức The Paper của Trung Quốc đại lục vào ngày 6 tháng 6 đã cho đăng một bài viết hiếm thấy của Triết gia người Anh Simon Critchley, trong đó có đề cập đến tình hình bệnh tật triền miên của Marx lúc cuối đời.
Bài viết nói, trong suốt thời gian dài, Marx hầu như nằm liệt trên giường bệnh, thống khổ khôn xiết. Trong thời gian viết cuốn “Tư bản luận”, ông ta luôn mắc phải vô số những căn bệnh như “chứng viêm niêm mạc trầm trọng, viêm mắt, nôn ra mật, bệnh phong thấp, bệnh đau gan cấp tính, hắt hơi, chóng mặt, ho khan, chứng ung nhọt”. Những căn bệnh này được đề cập trong các bức thư của Marx. Trong đó, “ung nhọt” đã trở thành “sự thống khổ đáng sợ”, nó còn lan khắp “thể xác tàn tạ” của ông ta trong một thời gian dài. Nghiêm trọng nhất là vùng xung quanh cơ quan sinh dục, khiến ông ta đau đớn tột cùng. Đây vẫn chưa phải là kết thúc đối với Marx, vẫn còn hai chứng bệnh chí mạng khác: viêm màng não và ung thư phổi.
Bài viết còn nói, trong mười năm cuối đời do bệnh tật triền miên, Karl Marx phải chạy chữa khắp nơi, những mong tìm được một thầy thuốc giỏi có thể trị được những căn bệnh quái ác. Trong một khoảng thời gian dài, Marx đã lòng vòng khắp châu Úc,  Đức, Thụy Sĩ, Pháp, quần đảo Wight, quần đảo Channel, Easrbourne và Ramsgate. Nhưng số phận là một cơn mưa định mệnh đối với Marx, mây đen đuổi theo từng bước chân một, cho đến tận lúc ông dừng chân ở Monte Carlo.
Quảng cáo
Trong những năm tháng cuối cùng, con đường chính trị của Marx càng lúc càng thăng trầm, tâm tình tuột dốc, khiến cho ông không thể viết ra được một tác phẩm nghiêm túc nào.
Nhưng truyền thông đại lục cũng không dám đưa tin, con đường trở thành ma quỷ của Marx  trước khi bôn ba nơi hải ngoại là như thế nào.
Bình luận viên Lý Lâm nói, theo nguồn tin đã được công bố ở Trung Quốc đại lục, Marx trước lúc chết đã phải chịu một nỗi thống khổ tột cùng, phải chăng là vì ma tính của Marx đã phát tiết dẫn đến ông ta phải chịu báo ứng vì hành vi của mình.

Tín đồ Cơ Đốc của những năm đầu

Theo loạt bài viết được đăng trên mạng Aboluo mang tên “Con đường trở thành ma quỷ của Karl Marx”, tác giả Kim Chung đã cho biết:  trong những năm đầu, Marx vốn là một tín đồ Cơ Đốc giáo. Trong một bài viết mang tên “Tín đồ Cơ Đốc hợp nhất theo lời 15: 1 – 14 trong sách Phúc Âm Gioan: Ý nghĩa, tính tất yếu và ảnh hưởng của sự hợp nhất” Marx có viết: “Sự hợp nhất với Đấng Ki tô nằm trong sự hữu nghị thanh khiết của đời sống và sự thân mật với Ngài, trong sự thật ấy: Ngài luôn ở trước mắt và trong tâm chúng ta”.
Marx viết: “Như vậy, hợp nhất với Đấng Ki tô khiến chúng ta thăng hoa, khiến cuộc khảo nghiệm trở thành niềm an ủi, khiến tâm linh chúng ta mở phóng sự quan ái với người khác – đây không phải là thanh danh cho khát vọng hay kiêu ngạo của chúng ta, mà là vì Đấng Ki tô”.
Dường như đồng thời, Marx còn viết trong “Suy nghĩ của một thanh niên trước ngưỡng cửa nghề nghiệp”: “Tôn giáo đã ban cho tôi một lý tưởng để ngưỡng vọng. Ngài đã hi sinh cho toàn thể nhân loại. Có ai dám phủ nhận điều này? Nếu như chúng ta lựa chọn nghề nghiệp nào có thể đem đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại, chúng ta sẽ không phải vấp ngã đau đớn trên đường đi, bởi vì đây chính là sự hi sinh dâng hiến cho vạn vật.”
Cậu thiếu niên Karl Marx 17 tuổi vẫn là một tín đồ Cơ Đốc, cậu đã viết trong bài văn tốt nghiệp Trung học của mình: “Nếu như không có sự tín ngưỡng vào Thượng đế, không có sự nhất trí với Đấng Ki tô, nhân loại không thể nào hoàn bị những đức hạnh cao đẹp chân chính cũng như thỏa mãn sự truy cầu đối với chân lý và quang minh”.
“Chỉ có Thượng đế mới cứu vớt được chúng ta”.
Lúc Marx tốt nghiệp Trung học, trong văn bằng của cậu còn có lời phê về tri thức tôn giáo: “Tri thức về giáo lý Ki tô của anh ta là tường tận và có cơ sở tốt. Ngoài ra, anh ta còn rất am hiểu lịch sử của Giáo hội Ki tô”.

Marx bị ám ảnh bởi ma quỷ, gia nhập Satan giáo, lập chí hủy diệt thế giới

18 tuổi, chành thanh niên Karl Marx bước vào cánh cửa đại học, người thanh niên này đã gặp phải một sự việc kỳ dị, từ đó con người anh ta biến thành một kẻ phụng thờ Satan.
Sự việc quái dị này được viết trong “Oulanem” được Marx hoàn thành trong những năm tháng sinh viên. Satan giáo có một dạng nghi thức tế tự gọi là “Cuộc tụ hội đen”. Trong nghi thức này, tư tế của Satan giáo sẽ tiến hành tụng niệm lúc nửa đêm. Những ngọn nến màu đen được cắm la liệt trên bàn thờ, tư tế mặc áo trường bào, tụng niệm sách tế tự theo trình tự ngược, bao gồm cả tên các Thánh như Jesus, Thánh Maria cũng được đọc ngược. Một cây Thập tự giá được bày trí lộn ngược đầu hay bị đạp dưới chân, một Thánh khí được trộm ở nhà thờ trên có khắc tên Satan dùng để giả mạo điển lễ giao lưu. Trong “Cuộc tụ hội đen” này, một bộ Kinh Thánh sẽ bị đốt. Tất cả các thành viên ở hiện trường sẽ phát thệ phải vi phạm tất cả bảy tội lỗi trong giáo nghĩa của Thiên Chúa giáo, vĩnh viễn không làm việc tốt. Sau đó chúng tiến hành những nghi lễ dục vọng.
Bài thơ trong chương “Người diễn tấu” của vở kịch Oulanem, có một đoạn tự bạch khá kỳ dị của Marx như sau:
Âm khí địa ngục trào dâng sung mãn đầu óc của ta,
Cho đến lúc ta phát điên, tâm của ta đã hoàn toàn biến đổi.
Đã nhìn thấy lưỡi kiếm này chưa?
Vị Vương Chủ Hắc Ám đã bán nó cho ta,
Nó đã đánh vào thời gian vì ta, và ban cho ta Ấn ký,
Vũ điệu chết chóc của ta đã thêm phần mạnh mẽ.
Những câu chữ như thế này có một hàm ý đặc biệt: Trong nghi lễ hiến tế của Satan giáo, để bảo đảm sự thành công của thanh kiếm vu thuật, thanh kiếm này sẽ được ban cho người Phổ tế. Nhưng người Phổ tế phải trả một cái giá, là dùng máu trong huyết quản của mình để ký vào khế ước với quỷ dữ, sau khi người này chết, linh hồn của kẻ ấy sẽ thuộc về Satan.
Kịch bản Oulanem của Marx còn viết:
Bây giờ nó đã lấp đầy trong ta! Nó trỗi dậy trong linh hồn ta,
Rõ ràng như hơi thở, cứng cáp như xương cốt.
Đôi vai của ta đã sung mãn sức lực tuổi trẻ,
Với tư thế bạo liệt,
Ta sẽ cấu nát người – nhân loại.
Trong tăm tối, vết nứt không đáy nơi địa ngục sẽ mở ra vì ngươi…
Trong đoạn kết của vở Oulanem còn viết:
Nếu như có một thứ nuốt chửng được tất cả,
Ta sẽ nhảy vào, để hủy diệt thế giới này.
Thế giới này tại nơi ranh giới giữa ta và địa ngục, hiện ra rộng lớn vô cùng,
Ta phải dùng những bùa chú mà ta trì tụng lâu nay để đập nó tan tành.”
Marx viết trong bài thơ “Thiếu nữ xanh xao” rằng:
Bởi vậy, ta đã đánh mất thiên đường,
Ta biết rõ điều này.
Ta đây đã từng tín ngưỡng linh hồn của Thượng đế,
Giờ đây đã được định sẽ vào địa ngục.
Trong thời gian theo học tại trường đại học, Marx đã gia nhập Hội Joanna Southcott, một giáo hội chủ trì Satan giáo và đã trở thành tín đồ tại đây. Ngày 10 tháng 11 năm 1837, anh ta đã viết cho cha mình một bức thư nói rằng: “Cái lớp vỏ bên ngoài đã được thoát ra rồi, vị Thánh trên tất cả các Thánh của con đã bị đuổi đi, sẽ cần một linh thể mới bước vào cư ngụ. Một sự cuồng bạo thật sự đã chiếm lấy con, con không còn cách nào khiến linh hồn cuồng bạo này yên tĩnh được”.
Các tư liệu lịch sử đã cho thấy, Marx đã thừa nhận là từng ký Khế ước với Satan, ông ta muốn ném toàn nhân loại vào địa ngục. Marx từng tuyên xưng bằng một bài thơ nhuốm đầy màu sắc cuồng bạo và tinh thần báng bổ rằng: “Ta phải phục thù với Thượng đế”, đây chính là giáo nghĩa tối cao của Satan giáo, Marx chính là người phát ngôn cho Satan tại thế gian này.
Marx viết vở Oulanem khi vừa tròn 18 tuổi. Lúc này, câu thanh niên đã quyết định kế hoạch cho cả cuộc đời mình là “hủy diệt nhân loại”, lấy việc khiến cho thế giới rúng động, đau đớn, loạn lạc làm cơ sở nhằm xây dựng ngai vàng cho mình.

Marx và chủ nghĩa Cộng sản

Lúc hoàn thành vở Oulanem và những bài thơ ca lúc đầu (trong những bài thơ của Marx có thừa nhận việc ông ta từng ký khế ước với quỷ dữ), ông ta không những không có ý niệm gì về Chủ nghĩa Xã hội mà trái lại còn kịch liệt phản đối. Lúc đó, Marx là Tổng biên tập của Tờ báo tiếng Đức Rheinische Zeitung, tờ báo này còn “tuyệt đối không chấp nhận cho dù trên phương diện lý luận  đơn thuần về hình thức của chủ nghĩa xã hội trước đó, nói gì đến mặt thực tiễn của nó? Điều này bất kể thế nào cũng là không có khả năng…”
Moses Hess -- Bậc tiền bối của Karl Marx
Moses Hess — Bậc tiền bối đã hướng Karl Marx theo con đường chủ nghĩa cộng sản
Nhưng lúc này, Marx đã gặp được Moses Hess, con người này đóng một vai trò khá quan trọng trong cuộc đời của Marx, chính ông ta đã dẫn dắt Marx hướng theo Chủ nghĩa Cộng sản. Trong một bức thư viết cho B. Auerbasch vào năm 1841, Hess đã tôn xưng Marx là “vị Tiến sĩ Triết học đương đại vô cùng trẻ tuổi (nhiều nhất là 24 tuổi), là người vĩ đại nhất, có thể là người duy nhất sẽ khiến cho Triết học và Tôn giáo đả kích lẫn nhau”. Có thể thấy, mục tiêu đầu tiên là đả kích tôn giáo chứ không phải là thực hiện xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, Marx thù ghét tất cả các thần linh, ngoài ra ông còn không nghe lời Thượng đế. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ là thứ dẫn dụ giai cấp vô sản và phần tử tri thức đi thực hiện cái vòng lý tưởng của Satan mà thôi.
Một người bạn khác của Marx là Georg Jung vào năm 1841 còn viết rõ hơn, Marx muốn đuổi thần thánh ra khỏi thiên đường, lại còn muốn buộc tội Thần. Cuối cùng, Marx phủ nhận sự tồn tại của Tạo hóa. Nếu như Tạo hóa không tồn tại, như thế sẽ không có ai đặt ra giới luật gì cho chúng ta, chúng ta cũng không phải chịu trách nhiệm với bất cứ ai nữa. Marx còn tuyên ngôn xác nhận điểm này “Chủ nghĩa Cộng sản tuyệt không tuyên dương đạo đức”.
Trong thời đại của Marx, nam giới thường để râu, nhưng khác với kiểu của Marx, họ cũng không để râu dài. Ngoại hình của Marx là mang nét đặc trưng của tín đồ Hội Joanna Southcott.
Joanna Southcott là một nữ Tư tế của Tổ chức Satan giáo, bà ta tự xưng rằng mình có  thể thông linh được với ác quỷ Shiloh. Bà ta chết vào năm 1814, 60 năm sau, một người lính tên là James White đã phát triển giáo nghĩa của Joanna Southcott, khiến cho nó có hơi hướng của chủ nghĩa Cộng sản.
Marx ít khi nào công khai đàm luận về những vấn đề vũ trụ luận, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu quan điểm của ông thông qua việc thu thập các dữ kiện từ những mối quan hệ xung quanh. Marx đã cùng với một học giả theo phái vô chính phủ người Nga mang tên Mikhail Bakunin sáng lập nên Quốc tế thứ nhất. Bakunin từng viết:
“Tôn chỉ tà ác đó, chính là sự phản kháng của Satan đối với Thần, trong sự phản kháng này, nhân loại  khắp nơi sẽ được giải phóng, đây chính là cách mạng. Câu nói để đánh dấu thân phận cho những người xã hội chủ nghĩa là ‘dựa vào danh nghĩa của vị Tôn giả đã bị đối đãi một cách sai lầm’. Satan, kẻ phản kháng vĩnh hằng, là nhà tư tưởng tự do đầu tiên và là cứu thế chủ, Satan đã giải phóng cho nhân loại từ vị trí thấp kém vô tri và vô cùng nhục nhã, trên trán người đều có đóng Ấn ký giải phóng và nhân tính, khiến cho con người biết phản kháng và ăn trọn quả tri thức”.
Bakunin không những tán tụng Lucifer, ông ta còn có một kế hoạch cách mạng cụ thể, chẳng qua, kế hoạch này chẳng phải là để giải cứu những người bần khốn đang bị bóc lột. Ông ta viết: “Trong cuộc cách mạng này, chúng ta cần phải đánh thức con quỷ trong tâm của con người, cần phải kích động những tình cảm đê hèn nhất. Sứ mệnh của chúng ta là lật đổ chứ không phải dạy bảo. Dục vọng hủy diệt cũng chính là dục vọng sáng tạo”.

Những người bạn của Marx cũng là tín đồ Satan

Proudhon, một trong những nhà tư tưởng chủ chốt trong phong trào xã hội chủ nghĩa, đồng thời là bạn của Marx, cũng là một người sùng bái Satan. Kiểu râu ria tóc tai của Proudhon cũng tương tự như Marx, Proudhon cũng viết ra những tác phẩm báng bổ Thần linh và kêu gọi Satan.
Nhà thơ trứ danh người Đức Heinrich Heine cũng là một người bạn thân với Marx, người này là một kẻ sùng bái Satan. Ông ta viết: “Tôi kêu gọi ma quỷ, lập tức nó liền đến và mang theo sự sợ hãi, tôi quan sát kỹ gương mặt của nó, nó không xấu cũng không tàn khuyết, nó là một đấng nam tử khả ái và đầy mê hoặc”. “Marx rất sùng bái con người Heinrich Heine, quan hệ giữa họ cũng rất nồng ấm và chân thành”. Vì sao Marx lại sùng bái Heine? Chắc có lẽ là vì những tư tưởng đậm màu Satan giáo sau đây của Heine:
“Tôi có một nguyện vọng … Trước cửa nhà tôi có những thân cây tuyệt đẹp, nếu có vị Thần thân ái nào đó muốn để cho tôi được hưởng niềm vui trọn vẹn, Ngài hãy ban cho tôi một niềm vui như thế này: để cho tôi nhìn thấy sáu, bảy kẻ địch của tôi bị treo cổ trên cây. Với cõi lòng ôm ấp nỗi buồn thương, sau khi họ chết, tôi sẽ khoan thứ cho họ những việc sai trái mà họ đã làm với tôi. Đúng vậy, chúng ta cần khoan thứ cho kẻ địch của chúng ta, nhưng không phải trước lúc chúng bị chết vì treo cổ”.
Đối với một người đường hoàng chính trực, có thể kết bạn với một người có loại suy nghĩ ấy được không? Nhưng xung quanh Marx toàn là những người như vậy.
Lunatcharski, một Triết gia từng đảm đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Liên Xô, trong cuốn “Xã hội chủ nghĩa và Tín ngưỡng” có viết: Marx đã vứt bỏ toàn bộ những gì liên quan đến Thần, đồng thời lại đem Satan đặt ở vị trí dẫn đầu của giai cấp vô sản trong quá trình tiến hành cách mạng.

Muốn đồng ngôi với Tạo hóa

Người con gái rượu mang tên Eleanor, đã được Marx gả cho Edward Eveling. Chàng rể này đã từng có những diễn thuyết về đề tài “Sự bại hoại của Thần”. (Đây là những việc mà giáo đồ của Satan giáo làm, hoàn toàn không giống với những người theo thuyết vô thần vốn không phủ nhận sự tồn tại của Thần. Trừ những lúc lừa gạt người khác, họ tự biết rằng là Thần có tồn tại chỉ là nói xấu Thần mà thôi). Những câu thơ hồi hướng Satan sau đây sẽ cho thấy tâm thái của chàng rể:
Hướng về Ngài, tôi dám xin dâng hiến bài thơ này,
A! Satan sắp lên ngồi trên ngôi Vương Chủ trong buổi tiệc lớn!
A! Mục Sư, ta tránh khỏi Nước Thánh của mi và những lời lải nhải,
Bởi vì, Mục Sư này, Satan vĩnh viễn không ở sau ngươi.
Như gió xoáy từ đôi cánh vỗ,
Nó càn quét dân chúng, A, Satan vĩ đại!
Hãy tung hô, vì người Biện Hộ Vĩ Đại!
Đốt hương, đọc lời thề, hiến tế cho Ngài,
Ngài đã đem dấu Thánh của Mục Sư đặt dưới ngai vua!
Còn một chứng tích khác là bức thư của người con trai Edgar viết cho Marx vào ngày 21 tháng 3 năm 1854. Mở đầu bức thư là một câu nói rất sốc: “Ác quỷ thân ái của con”. Một đứa con làm sao có thể dùng những lời xàm ngôn như thế để gọi cha mình kia chứ? Chẳng qua, những giáo đồ của Satan giáo đều xưng hô với người thân mình theo kiểu như vậy. Chẳng lẽ con trai của Marx cũng đã nhập môn?
Có một sự thật quan trọng khác, người vợ của Marx vào tháng 8 năm 1844 có viết thư gửi cho ông ta, nói rằng: “Bức thư cuối cùng của Mục sư, Mục sư cao cấp cũng là người nắm giữ linh hồn, xin hãy ban sự hòa bình và an ổn cho bầy con chiên đáng thương của ông”. Trong “Tuyên ngôn Chủ nghĩa Cộng sản”, Marx biểu đạt rất rõ rằng ông ta muốn hủy diệt toàn bộ tôn giáo, nhưng vợ của ông ta trong bức thư lại gọi ông ta là Mục sư cao cấp và là Giáo chủ, là Mục sư và Giáo chủ của tôn giáo nào? Toàn bộ những bức thư ấy ở đâu? Đó là những điều chưa bao giờ được tìm hiểu trong thời gian Marx còn sống.
Trong bài thơ “Lòng cao ngạo của con người”, Marx thừa nhận, mục tiêu của ông ta không phải là cải thiện, cải tổ hoặc là đổi mới thế giới, mà là hủy diệt thế giới, vả lại còn lấy đó làm niềm vui:
Mang theo sự khinh miệt, ta ở trên bộ mặt thế giới,
Quăng khắp nơi chiếc găng tay sắt của ta,
Và nhìn vạn vật to lớn trong thế giới của người lùn đổ vỡ,
Nhưng sự sụp đổ của nó cũng không thể nào làm nguôi cơn kích động trong ta.
Thế rồi ta dạo bước như thần trong chiến thắng
Xuyên qua đống phế tích của thế giới.
Lúc lời nói của ta nhận được những sức mạnh lớn lao,
Ta cảm thấy như mình sánh ngang ngôi Tạo hóa.
Không chỉ có những câu thơ này mới thể hiện được tư tưởng Satan giáo trong đầu óc của Marx. Chúng ta không biết vì sao những người lưu giữ các bản viết tay của Marx lại bảo mật hoàn toàn tư liệu này. Trong cuốn sách “Người Cách mạng”, Albert Camus nói: “Karl Marx và Friedrich Engels có 30 tác phẩm chưa được xuất bản, nội dung những tác phẩm đó đều là sản phẩm của sự buông thả lý trí, hoàn toàn không giống với những gì mà công chúng được biết về chủ nghĩa Marx. Đọc cuốn sách này xong, tôi liền bảo thư ký của tôi viết thư đến Học viện Marx ở Moscow để tìm hiểu xem những lời của tác gia người Pháp này có thật hay không”.
“Tôi đã nhận được thư hồi đáp. Trong thư, Phó Chủ nhiệm Học viện Marx là Giáo sư M.Mtchedlov nói rằng Camus đã sai. Các tác phẩm của Marx có đến hơn 100 cuốn, trong đó có 13 cuốn đã được in ấn công khai. Ông ta đã tìm một lời biện bạch rất dở: vì Thế chiến II nổ ra nên những quyển còn lại không được xuất bản. Bức thư được viết vào năm 1980, tức 35 năm sau cuộc Thế chiến, lúc đó đến các quán bar và ngư trường còn được đầu tư những khoản vốn rất lớn.”
Cuộc sống sau khi bị quỷ nhập
Tất cả những giáo đồ bước chân theo Satan giáo đều có một cuộc sống cá nhân vô cùng hỗn loạn, Marx cũng không ngoại lệ.
Arnold Kunzli trong cuốn sách “Tâm trí của Karl Marx” có viết: hai người con gái và một con rể của Marx đều tự sát, còn có ba đứa trẻ  cũng chết vì không được nuôi dưỡng đầy đủ. Laura, người con gái của Marx, được gả cho một nhà xã hội chủ nghĩa tên Paul Lafargue, bà đã tự mình chôn cất ba cốt nhục do chính mình sinh ra sau đó tự sát với chồng. Còn một người con gái khác tên Eleanor cũng rủ chồng làm việc tương tự, sau khi bà chết, người chồng Edward vì sợ chết nên đã chùn bước.
Marx có con riêng với một người hầu gái tên Helen Demuth, sau đó ông ta đem đứa con này “phi tang” cho Engels, chính Engels đã chấp nhận sự sắp xếp trong vở hài kịch này. Marx còn nghiện rượu rất nghiêm trọng, Riazanov chủ nhiệm Học viện Marx – Engels đã thừa nhận sự thật này trong cuốn “Karl Marx, Mai, nhà tư tưởng và nhà cách mạng”.
Vẫn còn những vết loang lổ khác đã viết nên cuộc đời Marx.
Ngày 9 tháng 1 năm 1960 tờ báo Reichsruf của Đức đã đăng một tin thực: Thủ tướng Úc Raabe từng trao tặng cho nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Krushchev một bức thư viết tay của Karl Marx, nhưng ông Krushchev lại không thích bức thư này, bởi vì nó đã chứng minh rằng, Marx từng là một tay chỉ điểm cho cảnh sát Úc để kiếm tiền thưởng, ông ta đã làm gián điệp trong đội ngũ của “những người cách mạng”.
Bức thư này được phát hiện một cách ngẫu nhiên trong Thư viện Tài liệu mật. Nó đã chứng thực, Marx là một tên chỉ điểm, trong thời gian lưu vong ở London, ông ta đã cáo giác những đồng chí của mình. Mỗi một tin tức đưa đi, Marx nhận được món tiền 25 bảng Anh. Có rất nhiều những “người cách mạng” ở khắp London, Paris, Thụy Sĩ bị Marx chỉ điểm. Một trong số đó là Ruge, một người từng xem Marx như là bạn thân. Những bức thư qua lại giữa hai người rất thắm thiết cho đến khi Ruge bị chỉ điểm.
Friedrich Engels --
Friedrich Engels — Người bạn đã nuôi Marx suốt nửa đời
Marx cảm thấy bản thân không có trách nhiệm chăm sóc gia đình, tuy nhiên theo những lời nói của ông ta thì có vẻ như việc này rất dễ dàng. Ngược lại, ông ta sống là nhờ vào sự bố thí của Engels. Theo tư liệu của Học viện Marx, trong suốt cuộc đời của mình, ông đã tiêu tốn của Engels đến 6 triệu đồng Franc.
Mặc dù vậy, Marx vẫn ham muốn tài sản thừa kế của gia tộc. Lúc một người bác ruột đang vật lộn với bệnh tật tuổi già, Marx viết: “Nếu như cái mạng chó này chết rồi, vậy thì không còn cản trở gì với tôi nữa”.
Đối với những người thân thiết hơn cả người bác này, Marx cũng không có chút từ tâm. Thậm chí khi đề cập tới mẹ ruột của mình, ông ta cũng cùng một thái độ như vậy. Tháng 12 năm 1863, Marx có viết thư cho Engels với lời lẽ như vầy: “Hai tiếng trước tôi vừa nhận được một bức điện báo nói rằng mẹ của tôi đã chết rồi. Vận mệnh cần phải lấy đi một thành viên trong gia đình này. Tôi đã bước một chân vào mộ phần, trong rất nhiều tình huống, cái mà tôi cần không phải là một bà già, đó là thứ khác. Tôi cần phải tự thân đến Trier để tiếp nhận tài sản”.
Đối với cái chết của mẹ ruột, Marx đã nói những lời như vậy. Ngoài ra, vẫn còn có những chứng cớ đầy đủ hơn đã chứng minh tình hình ác liệt trong quan hệ giữa Marx và người vợ. Bà vợ đã hai lần ly thân với ông ta, nhưng sau này lại quay trở về. Lúc bà chết, Marx cũng không thèm đến dự tang lễ.
Một người luôn cần kinh phí như Marx lại tổn thất rất nhiều tiền bạc trong thị trường cổ phiếu. Thân là nhà “Kinh tế học vĩ đại” như Marx lại chỉ biết đi phá tiền.
Marx và Engels đều thuộc vào hàng ngũ phần tử tri thức, nhưng thông qua những bức thư qua lại giữa hai người, người ta chỉ thấy những lời lẽ tục tĩu hạ lưu, hoàn toàn không tương xứng với địa vị xã hội của họ. Ngoài một lô những từ ngữ dâm uế ra, người ta không tìm thấy được bất cứ câu chữ nào liên quan đến lý tưởng “xã hội chủ nghĩa”.

Sự phóng đãng trong đời tư của Marx

Vẫn còn rất nhiều tư liệu lịch sử khác cho thấy đời sống của Marx là vô cùng phóng đãng.
Cuốn sách “Marx và Satan” được xuất bản từ năm 1986 cho biết, cả đời Marx luôn bóc lột người hầu gái Helen, hoàn toàn không chi trả bất cứ một đồng lương nào, còn cưỡng bức người phụ nữ này trở thành nô lệ tình dục, sau đó bà ta có sinh cho Marx một đứa con trai, và Engels đã trở thành một con dê thế tội. Người con gái Eleanor sau khi nghe được lời trăn trối sau cùng của Engels rằng đứa con ấy chính là của Marx, tinh thần bà đã suy sụp cực độ cuối cùng dẫn đến tự sát. Ngoài ra còn có tư liệu tiết lộ, nhiều tình tiết xung quanh việc Marx tư thông với người hầu gái mang họ Demuth này. Sau khi Marx qua đời, ông ta đã được chôn cất tại Khu nghĩa trang High Gates London, một trung tâm hoạt động của Satan giáo tại Anh.

Tà thuyết Cộng sản của Marx là phiên bản hiện đại của chủ nghĩa tôn thờ Satan.

Với một linh hồn bị ám ảnh bởi Satan và đạo đức đồi bại, Marx đã vận dụng những mánh khóe, dối trá và lừa đảo để tạo nên cái gọi là lý luận chủ nghĩa Cộng sản, hướng dẫn con người tín ngưỡng nó, từ đó đạt được mục đích hủy diệt tâm linh của con người. Thực chất, học thuyết Cộng sản của Marx chính là phiên bản hiện đại của chủ nghĩa Satan, chẳng qua là khoác bên ngoài cái áo Chủ nghĩa Cộng sản để che mắt thiên hạ, nó kêu gọi con người vứt bỏ Thần thánh, bán rẻ linh hồn để đổi lấy sự phóng túng dục vọng, mục đích chính là lôi người ta xuống địa ngục.
Hơn 100 năm nay, Chủ nghĩa Cộng sản đã đem lại cho con người vô vàn những tai nạn và thống khổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tín đồ trung thành đi thực thi những chủ thuyết của Satan, đạp đổ toàn bộ nền văn minh huy hoàng sáng lạn của dân tộc Trung Hoa, dùng thuyết vô thần để hủy diệt toàn bộ tín ngưỡng, họa loạn ở đất Trung Hoa gần một trăm năm, hơn 80 triệu người Trung Quốc đã chết dưới tay chính quyền tàn bạo Trung Cộng.
Theo sách Khải Thị trong Kinh Thánh từng viết, con rồng đỏ hung hãn, tàn bạo “tên của nó là ma quỷ hay Satan, mê hoặc toàn bộ nhân loại”, ở nhân gian này chính là một ĐCSTQ thèm khát máu tanh, tôn sùng bạo lực. Con “rồng đỏ” đánh Ấn ký của nó lên con người thông qua việc “nhập Đảng, nhập Đoàn, nhập Đội”, Ấn ký của con thú này chính là tấm giấy thông hành thẳng xuống địa ngục cùng ma quỷ.
Cuối năm 2004, loạt bài xã luận “Cửu bình Cộng sản Đảng” đã vạch trần một cách sâu sắc bản chất tà ác và những tội trạng lịch sử của ĐCSTQ, dấy lên phong trào thoái Đảng sục sôi trong khắp cõi Trung Quốc đại lục, trước mắt con số người thoái đảng đã vượt qua con số 200 triệu. “Tam thoái” chính là con đường duy nhất cứu thoát linh hồn người ta khỏi phải bước xuống địa ngục cùng tà giáo Satan.
Hiện nay, ĐCSTQ đang đứng trước nguy cơ tan rã, mong rằng toàn bộ những công chúng lương thiện tại Trung Quốc sẽ nhìn rõ được bản chất thật của tà đảng, dũng cảm thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội cùng nhau  chào đón một Trung Quốc tương lai không có Đảng Cộng sản.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Vườn Hoa Ưu Đàm Khai Nở tại Tỉnh Quảng Ngãi (Ảnh)

Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên lá cây ngà voi ở Quảng Ngãi, Việt Nam.
Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên lá cây ngà voi ở Quảng Ngãi, Việt Nam.
[Chanhkien.org] Tôi và con gái tôi đắc Pháp vào tháng 5/2011. Con gái tôi bị bệnh động kinh do di chứng của viêm màng não mủ từ lúc 6 tháng rưỡi tuổi, cháu điều trị ở bệnh viện tỉnh 14 năm, sau đó điều trị tại bệnh viện tâm thần trẻ em ở thành phố Sài Gòn 4 năm nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Trong 17 năm, ngày nào cháu cũng uống thuốc để cắt cơn co giật, nếu không thì cháu lên cơn co giật liên tục. Từ khi tu luyện Pháp Luân Công cháu đã khỏi bệnh, tinh thần minh mẫn hẳn lên. Đại Pháp và Sư phụ từ bi đã ban cho cháu một cuộc đời thứ hai.
Chứng nghiệm sự huyền diệu từ con gái tôi, cả gia đình tôi lần lượt đắc Pháp, đến cha mẹ tôi và vợ chồng em gái tôi cũng lần lượt đắc Pháp, nhờ vậy bệnh tật trên thân mỗi người như viêm xoang, thần kinh toạ, viêm họng mãn tính, v.v. đều được đẩy lùi hết, sức khoẻ càng ngày càng tốt lên; đạo đức, tâm tính ngày càng được nâng cao, gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Cả gia đình chúng tôi được hưởng lợi ích từ Đại Pháp. Chúng tôi vô cùng biết ơn sự từ bi khổ độ của Sư phụ. Và chúng tôi cũng xác định rằng đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp là phải trợ Sư Chính Pháp để cứu độ chúng sinh, làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu nên mọi người đều bước ra giảng chân tướng cứu người. Tôi cảm nhận được rằng để khích lệ chúng tôi Sư phụ đã ban cho chúng tôi một vườn hoa Ưu Đàm thật là kỳ diệu.
Vào ngày 23/03/2014 ở tại vườn nhà ba tôi ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, trong lúc chúng tôi đang kéo lưới sắt để rào xung quanh vườn, thì con trai tôi đã phát hiện ba đoá hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên thân một cây cau. Sau đó chúng tôi tiếp tục quan sát thì phát hiện hoa Ưu Đàm nở rất nhiều trên thân cây cau, cây hoa sứ, cây đu đủ, v.v. khắp cả vườn từ trước đến sau vườn dường như cây nào cũng có. Hoa Ưu Đàm Bà La nở trên khoảng hơn 40 cây cau và các loại cây khác, mỗi cây từ 5 đến 15 bông. Từ đó trở đi ngày nào cũng có hoa Ưu Đàm nở trong vườn chúng tôi. Đến ngày 11/4/2014, ba tôi phát hiện trên lá cây ngà voi có 21 bông hoa Ưu Đàm nở. Đến ngày 19/4/2014, ba tôi lại phát hiện 30 bông hoa Ưu Đàm nở trên quả chuối trong buồng chuối sắp chín.
Quảng cáo
Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên quả chuối.
Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên quả chuối.
Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên lá cây ngà voi.
Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên lá cây ngà voi.
Hoa Ưu Đàm Bà La nở trên thân cây sứ.
Hoa Ưu Đàm Bà La nở trên thân cây sứ.
Hoa Ưu Đàm Bà La trên thân cây cau.
Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên dây cước
Vào ngày 14/04/2014, tại nhà một học viên Pháp Luân Công tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, người ta đã phát hiện 27 bông hoa Ưu Đàm Bà La nở trên dây cước trong vườn cây cảnh, sau đó phát hiện 17 bông hoa Ưu Đàm nở trên cây đà sắt trên mái nhà, và quan sát tiếp thì thấy trên những lá phong lan mỗi lá có từ 15 đến 20 bông trắng như tuyết, cọng trong như cước.
Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên dây cước.
Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên dây cước
Vào ngày 22/04/2014, ba tôi lại phát hiện hơn 30 bông Hoa Ưu Đàm Bà La nở trên một cây khô.
Vào ngày 23/04/2014, con gái tôi phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La nở ở cây cau vườn nhà tôi.
Tôi đã thông báo cho các học viên Pháp Luân Công trong vùng đến xem và chụp ảnh. Chúng tôi dùng kính lúp để nhìn thì thấy hoa có dạng hình chuông, cánh hoa trông rất rõ ràng, có hoa thì màu trắng như tuyết, có hoa thì phát quang đủ màu như bảy sắc cầu vồng vậy, trông rất đẹp. Cả gia đình tôi cùng các đồng tu đều cảm thấy rất vui mừng và xúc động.
Theo Kinh Phật ghi chép, “Ưu Đàm Bà La” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.” Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.
Tức là, theo Kinh Phật viết, sự khai nở của hoa Ưu Đàm báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã tới thế gian con người. Nói cách khác, Phật Thích Ca Mâu Ni đã có dự ngôn từ rất lâu để nói với con người thiên cơ rằng hoa Ưu Đàm sẽ khai nở khi Đức Chuyển Luân Thánh Vương truyền Pháp độ nhân.
Kinh Phật “Vô Lượng Thọ” cũng ghi lại rằng “con người sẽ phát hiện ra rằng hoa Ưu Đàm là một dấu hiệu tiên tri”. Sự khai nở của hoa Ưu Đàm, một sự kiện hy hữu chỉ xảy ra 3.000 năm một lần, là một dấu hiệu cho thấy thời kỳ Phật Pháp hồng truyền tại nhân gian để độ nhân đã bắt đầu.
Trên thế giới hiện nay, nhiều nơi đã phát hiện thấy xuất hiện hoa Ưu Đàm, ở Việt Nam cũng nhiều nơi phát hiện thấy loài hoa này, như ở Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Nam, Sài Gòn, Vĩnh Long, v.v.
Việc một vườn hoa Ưu Đàm khai nở như vậy cũng là một sự kiện hy hữu hiếm thấy. Đặc biệt là cả gia đình cha mẹ tôi và các con cháu đều là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, pháp môn tu luyện Phật Pháp lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên lý chỉ đạo, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra từ năm 1992 ở Trường Xuân, Trung Quốc.
Chúng tôi thật sự vui mừng trong niềm vui thần thánh vì chúng tôi biết Sư phụ từ bi đã khích lệ chúng tôi hãy tinh tấn hơn nữa và làm tốt ba việc trên bước đường trợ Sư Chính Pháp để cứu độ chúng sinh. Việc hoa Ưu Đàm nở mỗi ngày một nhiều, từ chỗ ban đầu mỗi cây chỉ có từ 5 đến 10 bông, sau đó đến hơn 30 bông, tôi ngộ ra rằng Sư phụ muốn nhắc nhở chúng ta cố gắng giảng chân tướng để cứu nhiều người hơn nữa, gấp đôi, gấp ba lần số người nữa được cứu trong thời khắc Chính Pháp cuối cùng này. Cả gia đình tôi cùng các đồng tu vô cùng xúc động và cảm tạ sự từ bi vô hạn của Sư phụ đã khích lệ chúng tôi. Chúng tôi như hoà đồng cùng Phật ân hạo đãng.
Hoa Ưu Đàm khai nở cũng đúng vào dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp sắp đến (13/5/2014), chúng tôi viết bài này đồng thời xin gửi lời vấn an đến Sư phụ tôn kính và từ bi. Chúng con xin cố gắng tu luyện thật tốt, làm tốt những việc đệ tử Đại Pháp cần làm để không phụ công ơn khổ độ từ bi của Sư phụ.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Quy luật độc đáo từ những con số

Ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường, chúng ta đã được làm quen với những con số và phép toán. Không những thế, cuộc sống hiện đại dường như khiến chúng ta gắn chặt vào những con số. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự nghĩ đến ý nghĩa của những con số? Tại sao mọi thứ xung quanh ta đều có thể ‘đếm được’?

Số 8

Con số này tưởng chừng như hết sức đơn giản, nhưng ít ai biết được một quy luật rất độc đáo của số 8:
Number 8

Số 9

Số 9 cũng ẩn chứa một quy luật không kém phần ngạc nhiên
Number 9
Quảng cáo

Số 142857 

Đây có lẽ là số vòng (cyclic number) nổi tiếng nhất trong hệ thập phân. Khi nhân 142857 với các số từ 1 đến 6, kết quả đều là sự hoán và dịch chuyển của 142857, riêng nhân với số 7 thì kết quả sẽ là 999999.
142857
Chắc có lẽ bạn sẽ thắc mắc rằng với những số lớn hơn 7 thì quy luật này sẽ tiếp diễn như thế nào? Đây có lẽ là tính chất khiến cho số 142857 trở nên cuốn hút hơn nữa: bạn hãy lấy 6 chữ số ngoài cùng bên phải của kết quả, cộng với phần còn lại ở bên trái, liên tục cho đến khi kết quả là một con số có 6 chữ số. Ngạc nhiên thay, kết quả của phép cộng liên tục này sẽ luôn là 1 trong 7 chữ số nêu trên. Ví dụ như:
                                                                2015 * 142857  = 287.856855
                                                                 287 + 856855 = 857142
hay như                                        20152015 * 142857  = 2878856.406855
                                                        2878856 + 406855 = 3.285711
                                                                      3 + 285711   = 285714
Ở một khía cạnh khác, cũng đặc biệt không kém: 142857 là phần thập phân vô hạn tuần hoàn của 1/7, có nghĩa là: 1/7 = 0.142857142857142857… Hay là điều huyền bí vốn xuất phát từ số 7? Phải chăng triết lý trong Phật giáo coi trọng số 7  là hoàn toàn có cơ sở?

Ngày tháng năm sinh của bạn

Có lẽ bạn phải cần đến một chiếc máy tính, vì phép tính sau đây có phần hơi phức tạp:
  1. Lấy ngày sinh của bạn nhân với 25
  2. Sau đó cộng với 2255
  3. Rồi lấy kết quả nhân với 4
  4. Trừ đi 4444
  5. Cộng với tháng sinh của bạn
  6. Kết quả nhân với 50
  7. Lại trừ đi 5500
  8. Rồi lại lấy kết quả nhân với 2
  9. Cộng với 2 chữ số cuối trong năm sinh của bạn
  10. Trừ đi 446600
Ngày tháng năm sinh của bạn thật đặc biệt, đúng không nào?
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Thêm nhiều hoa Ưu Đàm Bà La xuất hiện tại Hà Nội

Gần đây, báo Việt Đại Kỷ Nguyên có nhận được thông tin từ hai độc giả tại Hà Nội về việc hoa Ưu Đàm xuất hiện tại nơi của họ. Hoa Ưu Đàm được coi là một loài hoa quý đến từ Trời, mang điềm lành và phúc báo, 3000 năm mới nở một lần. Quyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương (hay Chuyển Luân Thánh Vương) xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.
Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

Hoa Ưu Đàm nở tại điểm luyện công

Chị T.Dung, một cư dân Hà Nội, đã cung cấp cho chúng tôi những bức hình về hoa Ưu Đàm khai nở trên một cổng sắt nằm cạnh một nhà văn hóa trên đường Phạm Văn Đồng, nơi nhiều học viên của môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công thường xuyên tập công nhóm với nhau.
Chị cho biết: “Sau buổi tập, khi mọi người đang ngồi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện cùng nhau, tôi đã tình cờ phát hiện ra một chùm 15 bông hoa Ưu Đàm này. Mọi người đều rất vui và cảm thấy được khích lệ để tinh tấn tu tập hơn nữa”.
Hoa Ưu Đàm mọc trên khung sắt (Ảnh: T.Dung/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Hoa Ưu Đàm mọc trên khung sắt (Ảnh: T.Dung/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Quảng cáo

Theo chị Dung, được nhìn thấy loài hoa linh thiêng này không phải là vô duyên vô cớ. “Pháp Luân Công là môn tu Phật chân chính theo Chân – Thiện – Nhẫn. Chúng tôi [những người tập Pháp Luân Công] đều tin rằng mình có duyên tiền định với cửa Phật, vì thế những bông hoa đã khai nở ở chỗ chúng tôi”.
Hoa Ưu Đàm mọc trên khung sắt tại một điểm tập luyện Pháp Luân Công (Ảnh: T.Dung/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Hoa Ưu Đàm mọc trên khung sắt tại một điểm tập luyện Pháp Luân Công (Ảnh: T.Dung/ Việt Đại Kỷ Nguyên)

Hoa Ưu Đàm nở khắp vườn một học viên Pháp Luân Công

Cách đây 1 năm, chị H.N, sống tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội đã tình cờ phát hiện 7 bông hoa Ưu Đàm nở tại góc vườn nhỏ của nhà mình. Năm nay, chị lại phát hiện thêm hàng chục bông hoa khác mọc rải rác quanh khu vườn.
“Tôi cảm thấy được khích lệ rất lớn cho việc tu luyện của mình”, chị cho biết.
Hoa Ưu Đàm không có rễ, không có lá, không có nước, không có đất xung quanh; có thể mọc trên thủy tinh, sắt thép, tượng Phật, lá cây, hộp giấy và cả băng keo. Có hoa đã mọc hơn 1 năm nhưng vẫn giữ được màu trắng và vẻ đẹp tinh khiết chứ không hề bị tàn lụi.
Hoa Ưu Đàm tại vườn của một độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Hoa Ưu Đàm tại vườn của một độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)

Hoa Ưu Đàm tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Hoa Ưu Đàm tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)

Hoa Ưu Đàm tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Hoa Ưu Đàm tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)

Hoa Ưu Đàm tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Hoa Ưu Đàm tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)

Hoa Ưu Đàm tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Hoa Ưu Đàm tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Kể từ năm 1995, tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Australia, các tiểu bang nước Mỹ, Canada, các tỉnh Trung Quốc, người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở.
Có một sự trùng hợp tình cờ là loài hoa này thường xuất hiện ở nhà hoặc nơi làm việc của những người là học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Trang mạng Chánh Kiến đã công bố hàng chục trường hợp người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Úc, v.v., đã phát hiện ra hoa Ưu Đàm khai nở tại chỗ mình sinh sống.
Pháp Luân Công (còn có tên gọi khác là Pháp Luân Đại Pháp) là một Pháp môn tu luyện thuộc Phật gia, được truyền xuất ra từ năm 1992 tại Trung Quốc, sau đó phát triển rộng khắp thế giới, nay đã có mặt trên 114 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 100 triệu người tập. Cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện có tên “Chuyển Pháp Luân”, hướng dẫn người tu thực hành nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Pháp Luân Công mang lại cho người tu sức khỏe, nội tâm an hòa và sự thay đổi tâm tính đáng kinh ngạc. Hồng ân và đại đức của Đức Chuyển Luân Thánh Vương phải chăng đang hiển hiện tại nhân gian với sự xuất hiện và phổ truyền của Pháp Luân Công?

Phân biệt giữa hoa Ưu Đàm và trứng Lacewing

Nhiều người nhầm lẫn cho rằng hoa Ưu Đàm thật ra chỉ là trứng của một loài trùng tên là “Green Lacewing”. Nhìn bề ngoài, cả hoa Ưu Đàm và trứng lacewing tương đối giống nhau, về độ cao, hình dáng (thân mỏng manh). Tuy nhiên, sự khác biệt thực ra rất dễ nhận thấy.
Hoa Ưu Đàm có  màu trắng thanh khiết, thân mỏng manh lấp lánh, hình dáng hoa hơi giống chiếc chuông, và đặc biệt là hoa có thể tồn tại trong thời gian rất dài (vài năm) mà hình dạng không thay đổi
Hoa Ưu Đàm có hình dáng hơi giống chiếc chuông. Ảnh chụp tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Hoa Ưu Đàm có hình dáng hơi giống chiếc chuông. Ảnh chụp tại vườn của độc giả H.N (Ảnh: độc giả cung cấp/ Việt Đại Kỷ Nguyên)

Trong khi đó, trứng lacewing có hình thuôn bầu dục rõ nét, trứng khi nở ra ban đầu có màu xanh trắng, hoặc hồng nhạt, sau 1 hoặc vài tuần chuyển sang màu nâu, và đen.
Trứng lacewing có hình bầu dục rõ nét (Ảnh: H.N/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Trứng lacewing có hình bầu dục rõ nét (Ảnh: H.N/ Việt Đại Kỷ Nguyên)

Trứng lacewing trước và sau 2 tuần, đổi màu từ xanh nhạt sang đen (Ảnh: H.N/ Việt Đại Kỷ Nguyên)
Trứng lacewing trước và sau 2 tuần, đổi màu từ xanh nhạt sang đen (Ảnh: H.N/ Việt Đại Kỷ Nguyên)

Nếu bạn có thông tin về hoa Ưu Đàm nở tại khu vực của bạn, hãy chia sẻ với chúng tôi!
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè