Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Châu Á Thái Bình Dương- lịch sử tồi tệ đang lặp lại?

(Quốc phòng) - Khi một cường quốc có tư tưởng bành trướng, bá quyền đang trỗi dậy thì việc thâu tóm khu vực… đương nhiên sẽ đối đầu với nhiều quốc gia và đặc biệt là Mỹ- cường quốc đang giữ ngôi vị số 1 thế giới, là không thể tránh khỏi.
 
Mỹ, Trung Quốc đổi vai cho nhau
Năm 1954, Việt Nam bị chia làm 2 miền mà giới tuyến là sông Bến Hải. Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, xây dựng ở miềm Nam chế độ Ngô Đình Diệm. Hiệp định Giơ-ne-vơ, theo đó, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bị chế độ Sài Gòn xé bỏ bất chấp luật định quốc tế.
Công cuộc thống nhất đất nước không còn con đường nào khác ngoài con đường bạo lực, đã phát triển mạnh mẽ. Chế độ Ngô Đình Diệm đã đến hồi lâm nguy thì Mỹ trực tiếp đưa quân vào để cứu vãn.
Trung Quốc bấy giờ không muốn Việt Nam đánh Mỹ, họ muốn giữ nguyên hiện trạng như Triều Tiên bây giờ.
Bộ đội tên lửa của Quân dội Nhân dân Việt Nam bắn  đạn thật
Bộ đội tên lửa của Quân dội Nhân dân Việt Nam bắn đạn thật
Nếu như cho đến bây giờ, đã 6 thập kỷ trôi qua, ngày 3/8/2012, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên mới nói “Thống nhất 2 miền Triều Tiên vốn bị thế lực bên ngoài chia cắt là nhiệm vụ tối thượng”, thì ngay từ khi bị các nước lớn mặc cả trên lưng trong việc ký hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam đã coi nhiệm vụ thống nhất Tổ quốc là tối thượng rồi.
“Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”.
Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, dù phải hy sinh không biết bao xương máu Việt Nam vẫn kiên quyết đánh Mỹ để thống nhất 2 miền Nam-Bắc.
Bởi vậy, mối quan hệ Việt- Trung- Mỹ lúc đó, tính chất và đối đầu biểu hiện rất nhiều góc cạnh.
Việt Nam trực tiếp đánh Mỹ. Đây là sự việc bắt buộc mà Trung Quốc có ủng hộ hay không, Việt Nam vẫn đánh Mỹ. Đó truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Trung Quốc, như trên đã nói, không muốn Việt Nam đánh Mỹ, nhưng khi Việt Nam kiên quyết đánh và biết cách thắng Mỹ thì vì lợi ích quốc gia, nên ủng hộ Việt Nam và thực tế sau khi Việt Nam đánh Mỹ giòn dã, “làm ăn được”, Trung Quốc mới được Mỹ “hạ cố” đến và cho ra đời cái “Thông cáo Thượng Hải năm 1972” rồi chiếm được Hoàng Sa năm 1974.
Trung Quốc đang dùng chiến lược
Trung Quốc đang dùng chiến lược "biển người trên biển" để thử lòng kiên nhẫn của Việt Nam
Quan hệ Trung- Việt được coi như mối quan hệ lợi ích, tự nhiên. Nhưng dù là gì thì nhân dân Việt Nam vẫn ghi lòng tạc dạ, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, quý báu mà nhân dân Trung Quốc đã dành cho.
Trung Quốc và Mỹ đối đầu gián tiếp. Trung Quốc đánh Mỹ bằng Việt Nam vì không muốn Mỹ sát biên giới của mình. Cả hai đều mặc cả với nhau vì lợi ích quốc gia trên lưng Việt Nam. Sau khi có “Thông cáo Thượng Hải năm 1972” thì Mỹ muốn làm gì Việt Nam cũng được, miễn sao “ngươi không đụng đến ta thì ta không đụng đến ngươi”.
Và, một trong kết quả đó là Việt Nam phải hứng chịu một trận tập kích bằng B52 khốc liệt, tàn bạo nhất trong lịch sử để biến Việt Nam trở lại “thời kỳ đồ đá” của không lực Mỹ.
Lịch sử là vậy, hiện nay lịch sử vẫn lặp lại tuy vai vế và cách sử dụng lực lượng có thay đổi.
Rõ ràng, Việt Nam vẫn là quốc gia bị xâm lược, nếu Trung Quốc khi xâm chiếm Trường Sa thì Việt Nam buộc phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc như từng đối đầu với Mỹ trước đây là điều không cần bàn cãi.
Tại sao Trung Quốc lại như vậy? Tại vì Trung Quốc chiếm Trường Sa, chiếm trọn Biển Đông, thực hiện xong “chuỗi đảo thứ nhất”, tiếp đến bành trướng nốt “chuỗi đảo thứ hai”…là chiến lược bành trướng bá quyền, bá chủ thế giới của một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Hiện trung Quốc đang theo rất sát xao những đọng thái của Mỹ châu Á Thái Bình Dương
Trung Quốc đang theo dõi rất sát sao những động thái của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.
Âm mưu và hành động của Trung Quốc như vậy, liệu Mỹ để Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, bước khởi đầu quyết định, để thực hiện âm mưu bá chủ, thách thức vị trí thống trị của Mỹ trong khi sức mạnh của Mỹ đang vượt trội đối thủ hay không? Câu trả lời chắc chắn là không bao giờ.
Do đó ủng hộ Việt Nam bắt nguồn từ lợi ích quốc gia của Mỹ dù Mỹ có thích Việt Nam hay không, cũng như Trung Quốc giúp Việt Nam trước đây.
Mỹ và Trung Quốc đổi vai cho nhau, phải chăng là sự mỉa mai của lịch sử?
Nếu như lịch sử, Trung Quốc đối đầu với Mỹ bằng mỗi Việt Nam thì hiện tại Mỹ đối đầu với Trung Quốc không chỉ “bằng mỗi Việt Nam” mà thực tế đã cho thấy Philipines, Nhật bản…là những tuyến đầu của Mỹ được hình thành một cách tự nhiên bắt nguồn từ chính Trung Quốc.
Thế lực vượt trội, sức mạnh vượt trội nên rất khó để Trung Quốc biến biển Đông thành “ao nhà”. Huống chi trên biển Đông đâu phải chỉ tồn tại 3 thế lực Việt- Trung- Mỹ, vì thế, các hoạt động của Trung Quốc vừa qua đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.
Hoạt động là để tạo thời cơ, thúc đẩy thời cơ và khi thời cơ xuất hiện thì đón lấy cho mình, nhưng các hoạt động của mình lại tạo thời cơ cho người khác thì sự hoạt động đó có ý nghĩa gì?.
Có thể thấy, sách lược của Trung Quốc đúng như BTV Chu Phương của Tân Hoa Xã đã nói: “…Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” (xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt…”
Trung Quốc và Mỹ ai hiếu chiến và man rợ?
Tình hình hiện nay, căn cứ vào thái độ, hành động và phát ngôn của Trung Quốc thì không ai không đánh giá Trung Quốc hiếu chiến hơn Mỹ.
Mỹ đã từng hiếu chiến và giờ đây chắc họ đã hiểu hiếu chiến sẽ thu lại lợi lộc gì. Nhưng thật sự Trung Quốc có hiếu chiến hay không?
Với tư tưởng của Mao Trạch Đông “chính quyền hình thành trên mũi súng” thì khi cái gọi là “Thành phố Tam Sa” xuất hiện, tất nhiên, sẽ khiến Việt Nam cảnh giác cao độ trước tình huống Trung Quốc sẽ dùng vũ lực.
Và lịch sử có vẻ như đang lặp lại mà “trang phục mới” chính là cách sử dụng lực lượng?
Nếu như Việt Nam đã từng đối đầu với quân đội chính quy Mỹ, thì hiện tại, Việt Nam đang phải chống xâm lăng bởi hàng trăm nghìn ngư dân Trung Quốc trên hàng chục nghìn chiếc tàu cá.
Trong chiến tranh, kẻ xâm lược bắt nhân dân làm con tin, xua đi đầu trong các cuộc càn quét, tấn công là có xảy ra dù là hèn hạ. Nhưng bắt chính dân mình làm bia đỡ đạn, lên tuyến đầu…thì không gì dã man hơn.
Dân Trung Quốc trên bờ ôm chân “quan dân phòng” xin được mưu sinh. Ngư dân thì phải dấn thân vào công việc nguy hiểm trước phong ba bão táp, làn đạn mũi tên để thỏa lòng các “quan bành trướng”.
Dân Trung Quốc trên bờ ôm chân “quan dân phòng” xin được mưu sinh. Ngư dân thì phải dấn thân vào công việc nguy hiểm trước phong ba bão táp, làn đạn mũi tên để thỏa lòng các “quan bành trướng”.
Vì sao Trung Quốc có ý tưởng dùng tàu cá mang đầy chất nổ để chống Hải quân Mỹ? Vì sao Trung Quốc (giới hiếu chiến) muốn trang bị vũ khí cho ngư dân?
Vì sao Trung Quốc biến ngư dân tàu cá thành công cụ bành trướng xâm lược, công cụ để khiêu khích? Vì sao 23.000 tàu cá Trung Quốc hùng hổ ra khơi, xa bờ trên ngàn hải lý, bất chấp, khi mùa bão trên biển Đông bắt đầu, liệu họ có kịp về khi bão đến?...
Bởi vì, như báo TQ phân tích: “Dùng tàu cá sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho quốc gia, vì nếu chúng ta đưa lực lượng hải quân lên tuyến đầu lúc này, chúng ta sẽ rơi ngay vào bẫy do chính phủ Mỹ giăng ra". (Tức là Hải quân Trung Quốc phải tránh xa Hải quân Mỹ, Nhật…, đối thủ đáng sợ, để cho tàu cá và ngư dân chết bớt đi cho Hải quân hưởng lợi, bảo toàn lực lượng chờ thời).
Như vậy, tư tưởng tránh đối đầu với Mỹ tồn tại ngay cả trong giới được cho là hiếu chiến nhất của Trung Quốc.
Trong khi đó, đối với các nước nhỏ thì dùng tàu cá để khiêu khích tạo cớ cho hành động quân sự (khác với Mỹ trong sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 dùng hạm đội 7 để gây cớ).
Có thể nói, bất kỳ cách sử dụng tàu cá như thế nào, hễ là vì mục đích xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác mà vượt quá giới hạn của sự chịu đựng thì sớm hay muộn sẽ bị giáng trả và lúc đó ngư dân là vật tế thần chiến tranh đầu tiên.
Vì vậy, chỉ có một cách giải thích duy nhất cho sách lược kia là bắt ngư dân làm bia đỡ đạn.
Vậy, Trung Quốc và Mỹ ai hiếu chiến, ai dã man…dư luận tự đánh giá chính xác.
Một lần nữa, BTV Chu Phương của THX nói đúng: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh…”
(Xin lưu ý bạn đọc: Cụm từ “thành phố Tam Sa” có nghĩa là “Xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”).
  • Lê Ngọc Thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét