Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Sự sáng tạo biến hóa vũ khí hiện đại của Việt Nam

(Cách đánh)  - Việc chúng ta mua sắm những trang bị vũ khí hiện đại là một chuyện, nhưng chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho vũ khí đó phát huy tác dụng, khai thác tối đa tính năng kỹ chiến thuật của nó lại là chuyện khác.



Hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS của Mỹ, Glonass của Nga, gần đây là Bắc Đẩu của Trung Quốc, sắp tới là Galileo của EU là một trong những ứng dụng nổi bật nhất trong chiến tranh ở thế kỷ 21.

Việc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu khiến cho việc xác định tọa độ mục tiêu cần tấn công trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn. Nó cũng được sử dụng để dẫn đường, chỉ thị mục tiêu cho vũ khí tấn công từ xa.
Việc chúng ta mua sắm những trang bị vũ khí hiện đại là một chuyện, nhưng chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho vũ khí đó phát huy tác dụng, khai thác tối đa tính năng kỹ chiến thuật của nó lại là chuyện khác.
Như Trung Quốc, dù có tàu sân bay, nhưng để cho nó hoạt động, sẵn sàng tác chiến không phải dễ dàng. Chẳng phải ngẫu nhiên khi báo Hồng Kông đăng tin có 90 tàu ngầm bảo vệ nó…
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ.
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ.

Với Việt Nam, có tàu ngầm KILO bây giờ cũng chưa chắc đúng lúc, vì có bây giờ thì nó vẫn chưa có khả năng sẵn sàng tác chiến. Ngay trước đây, Gepard 3.9; tổ hợp Bastion-P…cũng chỉ như là “gã khổng lồ cận thị” nếu như không muốn nói là “mù” mà thôi.

Không có lực lượng hỗ trợ chỉ bắn, dẫn bắn, chỉ nhờ vào radar trang bị trên tàu hay trên tổ hợp thôi thì không đủ, không khiến đối phương mất ăn mất ngủ.

Chiến tranh hiện đại, lực lượng đối lập hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Vì thế, kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó chiếm ưu thế.

Vậy, nếu chiến tranh bắt đầu thì điều gì xảy ra khi Việt Nam không có hệ thống định vị toàn cầu? Khi Việt Nam không có máy bay trinh sát chỉ thị mục tiêu cảnh báo sớm hoặc máy bay chỉ thị mục tiêu KA-32 như của Nga?

Khi các lực lượng tấn công của kẻ địch “nhởn nhơ tác chiến” ngoài tầm bắn của hệ thống phòng thủ biển Việt Nam?

Câu trả lời từ Viện kỹ thuật Hải quân Việt Nam: Đã nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải.

Hệ thống hoạt động tin cậy, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật đặt ra, góp phần nâng cao tính năng và hiệu quả chiến đấu cho các tàu tên lửa.

Chức năng của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho tên lửa đối hải là trinh sát phát hiện mục tiêu, truyền tham số mục tiêu về sở chỉ huy và các lực lượng tên lửa, máy bay chiến đấu để tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm radar hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa.

Giới quân sự, Bộ tham mưu đối phương biết tin này không giật mình, không lo lắng mới là chuyện lạ. Điều đó có nghĩa là gì?

Trước hết, hệ thống chỉ thị và nhận chỉ thị mục tiêu này đã làm cho các thông số về tính năng kỹ chiến thuật các trang bị vũ khí hiện đại của Việt Nam giờ đây đã hoàn toàn thay đổi.

Chẳng hạn tổ hợp tên lửa Bastion-P của Việt Nam có tầm bắn 300km nhưng với điều kiện radar của nó phải bắt được mục tiêu ở cách 300km.

Trong thực tế điều này không thể, vì hệ thống radar còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất, độ cao… và đặc biệt khi mục tiêu nằm ngoài đường chân trời thì radar bó tay.

Giới quân sự quá hiểu, nhưng khi có hệ thống này thì mọi điều đều có thể, ít nhất mục tiêu sẽ bị tiêu diệt ở tầm bắn tối đa.

Đối phương, nếu như trước đây còn chủ quan cho rằng còn lâu Việt Nam mới có Vệ tinh quân sự để chỉ thị và dẫn bắn chính xác cho các vũ khí trang bị hiện đại đã mua sắm thì nay phải suy nghĩ lại. Sự thay đổi này rất nguy hiểm và không tốt lành gì cho đối phương.

Hệ thống hiện đại Made in Viet nam này khi kết nối với mạng lưới thông tin, trinh sát phát hiện mục tiêu của thế trận chiến tranh nhân dân sẽ là những con mắt thần đa hệ.

Bất kể thời tiết, bất kể thủ đoạn áp chế điện tử của đối phương, một mục tiêu được quản lý bởi nhiều phương tiện, nhiều đầu mối, và mỗi đầu mối, mỗi phương tiện quản lý nhiều mục tiêu để khi cần thiết chia xẻ cho bất kỳ phương tiện tấn công nào giáng trả.

Đây là xương sống có ý nghĩa sống còn đối với chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc chống áp chế phòng không, áp chế điện tử của một nước nhỏ, nghèo.

Khi đối phương tấn công áp chế phòng không, sau khi đã phóng hàng trăm, hàng ngàn quả tên lửa loại như Tomahawk hay Đông Phong vào lãnh thổ thì không quân của hải quân sẽ là lực lượng đầu tiên mà đối phương sử dụng.

Các phi đội tấn công của họ sẽ dùng chiến thuật bay là là sát mặt biển  dưới tầm radar của Việt Nam để đột nhập không phận. Khi đó thông tin, dữ liệu của các trạm radar trinh sát, hệ thống chỉ thị, nhận mục tiêu và các lực lượng đang hoạt động trên biển quyết định khả năng sẵn sàng đánh chặn của hệ thống phòng không.

Bất  ngờ, thiếu chuẩn bị đồng nghĩa với bị tiêu diệt toàn bộ hoặc thiệt hại nặng ngay từ loạt đạn đầu của bất kỳ lực lượng phòng không nào, dù hiện đại tới đâu.

Sẵn sàng đón đánh, luôn không để bị bất ngờ là bài học kinh điển cho chiến thắng của bất kỳ lực lượng phòng không nào.

Vì vậy, tấn công để chế áp phòng không hay chế áp điện tử hòng đánh nhanh, đánh phủ đầu làm tê liệt hoàn toàn sức kháng cự của Việt Nam trong thời gian ngắn là điều không thể.

Khi đã không áp chế được phòng không Việt Nam thì không thống trị được vùng trời và đương nhiên, vùng trời Việt Nam luôn luôn tiềm ẩn những lưới lửa, cơn ác mộng cho phi công đối phương.

Với việc nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải, Việt Nam đã thực sự làm chủ được vũ khí trang bị dù không sản xuất ra nó, khai thác tối đa tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí phục vụ cho lối đánh Việt Nam.

Nếu như Việt Nam đã tự chủ được số tên lửa phòng thủ bờ biển thì giờ đây những quả tên lửa này đã được có thêm con mắt thần để bay xa hơn, chính xác hơn.

Việt Nam có thể tấn công một mục tiêu từ nhiều hướng và từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu trong khả năng kỹ thuật cho phép. Lối đánh sở trường càng có điều kiện để phát huy tác dụng.

Vũ khí trang bị hiện đại trong tay QĐND Việt Nam trở nên vô cùng nguy hiểm và nó không chỉ dừng ở đó.
Hình ảnh Gepard Lý Thái Tổ luyện tập tác chiến trên biển
Hình ảnh lá chắn thép bảo vệ chủ quyền biển
  • Lê Ngọc Thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét