Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Tại sao Trung Quốc không xử rắn với Nhật Bản?

(Cách đánh)- Tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại rộ lên căng thẳng lần thứ hai. Nhưng lần nào cũng thế, Trung Quốc biểu tình phản đối quyết liệt, làm căng thẳng quan hệ ngoại giao, còn Nhật Bản thì hành động cứng rắn, kiên quyết khi ngăn chặn, bảo vệ chủ quyền và xử lý hậu quả thì rất mềm mỏng, hạn chế tối đa căng thẳng trong quan hệ ngoại giao. Câu hỏi đặt ra, tại sao?


Biểu tình chỉ biểu hiện thế yếu trước đối thủ
Tại Trung Quốc, trước sự kiện này có nhiều cuộc biểu tình với hàng nghìn người hô vang khẩu hiệu chống Nhật, bài Nhật, đã thế lại còn đập phá những cái gì thuộc Nhật mà người khác, cũng là dân Trung Quốc, sở hữu, gây thiệt hại cho tài sản quốc gia. Đúng như một số tờ báo của Trung Quốc bình luận, coi đó là hành động ngu xuẩn.
Vụ tranh chấp Scarborough với Philipines của Trung Quốc cũng rất căng thẳng. Dân Philipines thì biểu tình, Trung Quốc thì không. Lực lượng tàu cá và Hải giám của họ theo chiến thuật “lấy thịt đè người” đã xua tàu cá của Philipines ra khỏi vòng chiến.
Đã thế, Trung Quốc còn cho 4 tàu khu trục mang theo 48 quả tên lửa xuất phát, đồng thời, quân khu này, quân khu kia sẵn sàng đợi lệnh…đe dọa “thổi bay” Philipines.
Vụ tranh chấp trên biển Đông với Việt Nam. Ngay sau khi Luật biển Việt Nam được công bố, Trung Quốc cũng không phản đối theo kiểu biểu tình hò hét.
Họ hành động ngang ngược, bất chấp thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa…”, huy động hàng ngàn tàu cá khiêu khích, đánh bắt trái phép trong EEZ của Việt Nam…
Qua 3 vụ tranh chấp chủ quyền với Nhật, Việt Nam và Philipines, giới quan sát dễ nhận ra là với Việt Nam và Philipines thì Trung Quốc chỉ có hành động, hành động tỏ ra hung hăng, ngang ngược, riêng với Nhật Bản thì Trung Quốc mới biểu tình rầm rộ với thái độ hết sức kích động, sôi sục.
Việt Nam cũng đã từng biểu tình để chống quân thù, nhưng biểu tình trực tiếp trước họng súng của quân xâm lược, trước gầm xích xe tăng giặc. Lớp người này ngả xuống lớp sau xông lên khiến quân thù khiếp sợ, chùn bước.
Đó là sự thể hiện bản lĩnh, khí phách của một dân tộc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Liệu những người biểu tình Trung Quốc đó trước họng súng đen ngòm sẵn sàng nhả đạn, xích xe tăng nghiến trèo trẹo trên đường của lực lượng phòng vệ Nhật Bản họ có dám hung hăng, sục sôi hay không?

Thật ra, biểu tình ở ngay nơi nước mình để “thể hiện lòng yêu nước”, chống lại một nước khác, lại được nhà cầm quyền khuyến khích thì chẳng đâu vào đâu.
Biểu tình dù có đông hàng triệu người, sôi sục mấy đi chăng nữa thì sức nặng của nó cũng như chiếc lông hồng. Thế yếu mới có cách biểu tình, hành xử như vậy, có tác dụng như xả stress mà thôi.
Đương nhiên, Philipines không phải là Nhật Bản, cho nên, sẽ trở nên trò cười cho thiên hạ nếu như có kẻ nào dù là “diều hâu” mấy đi chăng nữa, hung hăng mấy chăng nữa cũng không thể đe dọa kiểu “quân khu này đợi lệnh”, “thổi bay Nhật Bản”…bởi lẽ, “đẳng cấp của Nhật Bản là vĩnh viễn”.
Nhật Bản, một con hổ đói đang ngủ
Điều đáng sợ nhất mang tên Nhật Bản của Trung Quốc không phải là hiện tại bắt đầu của một cuộc xung đột quân sự từ Senkaku/Điếu Ngư khi Trung Quốc hành động cứng rắn theo kiểu của ông tướng văn phòng “diều hâu” La Viện.
Tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại rộ lên căng thẳng lần thứ hai.
Tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại rộ lên căng thẳng lần thứ hai.
Hiện tại các nhà phân tích quân sự đã so sánh thế, lực của 2 bên nếu như cuộc chiến Trung – Nhật xảy ra, rằng, Trung Quốc nhiều về số lượng nhưng kém về chất lượng, Nhật thì ít nhưng tinh nhuệ, hiện đại và thiện chiến hơn, có thế trận thuận lợi hơn…Nói chung Nhật vẫn ở cửa trên Trung Quốc.
Tất cả những điều trên không đáng sợ lắm cho Trung Quốc. Trung Quốc vẫn có thể khắc phục bằng “chiến thuật biển người” (Ông La Viện đã sẵn sàng tung ra 100 tàu chiến cơ mà) và trong chiến tranh thế trận có thể chuyển biến không lường trước nên chưa khẳng định thắng thua.
Điều không những Trung Quốc mà cả châu Á đáng sợ nhất ở Nhật Bản là kích hoạt trạng thái chiến tranh của Nhật Bản.
Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự và gia tăng hoạt động của hạm đội hải quân với ý đồ ngày càng lộ rõ không cần che giấu.
Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự và gia tăng hoạt động của hạm đội hải quân với ý đồ ngày càng lộ rõ không cần che giấu.
Sau 30 năm phấn đấu, nền kinh tế Trung Quốc mới đuổi kịp Nhật năm 2010 và cùng với kinh tế, Trung Quốc không ngần ngại tăng cường quân sự cho “tương xứng với siêu cường kinh tế”, đồng thời mở rộng “lợi ích cốt lõi” cho “tương xứng với siêu cường quân sự”, trong khi đó, nền kinh tế Nhật đã tồn tại như vậy nửa thế kỷ nay, chỉ sau Mỹ.
Hơn ai hết, người Nhật đã hiểu thế nào là hung hăng, hiếu chiến, kiểu “ngựa non háu đá” và hậu quả của tư tưởng bành trướng bá quyền sẽ ra sao.
Người Nhật không thích hoanh hoang, khua môi múa mép với súng ống nhưng tư duy về chiến tranh, tầm nhìn xa của họ về chiến lược, về tổ chức xây dựng lực lượng đối phó với những thách thức về an ninh có thể xảy ra… cũng chẳng kém Trung Quốc.
Vì vậy, chẳng có gì là ngạc nhiên nếu như có ai đó phát hiện ra rằng, nền công nghiệp hiện đại của Nhật Bản đã tích trữ một thế năng cực lớn cho công nghiệp quốc phòng.
Hiện tại, Tokyo đã có trong tay gần như toàn bộ khí tài quân sự để thành lập một quân đội hiện đại và quy mô lớn, chỉ có một số yếu tố còn thiếu, nhưng có thể dễ dàng bổ sung trong một thời gian rất ngắn trước khi dấu hiệu của cuộc chiến có thể nổ ra.
Trên thực tế đang diễn ra sự khôi phục sức mạnh hải quân của Nhật bản và có thể không phải nghi ngờ là người Nhật chẳng quên cái gì và chẳng tha thứ cho ai. Dân tộc này biết phải làm gì khi một ai đó động đến lợi ích quốc gia.
Một con hổ đang ngủ, đánh thức nó dậy đã nguy hiểm không lường thì đánh thức một con hổ đói đang ngủ còn nguy hiểm cực kỳ hơn.
Đánh thức nó dậy làm gì, nếu như không muốn làm mồi cho nó?
Ai đang vội vàng, chủ quan, đánh thức con hổ này?
Sẽ là phạm sai lầm khủng khiếp nếu bỏ qua, coi thường, vai trò của Nhật Bản ở biển Đông. Trên biển Đông hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua Biển Đông.
Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự và gia tăng hoạt động của hạm đội hải quân với ý đồ ngày càng lộ rõ không cần che giấu. Đó là, độc chiếm biển Đông.
Nếu ý muốn này thành hiện thực thì khi cần thiết, Trung Quốc chẳng ngại ngần gì phong tỏa yết hầu giao thông của Nhật Bản trên Biển Đông khi cần thiết để có lợi thế trong việc giải quyết tranh chấp với Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư, thực hiện tiếp kế hoạch “chuỗi đảo thứ nhất”.
Đương nhiên, Nhật Bản làm sao lại ngồi nhìn lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia bị thách thức như vậy khi để Trung Quốc chiếm trọn biển Đông, huống chi Trung Quốc lại còn đòi chủ quyền ở Senkaku thì ngoài sự kiềm chế của Nhật Bản. Đã đến lúc Nhật Bản phải vào cuộc.
Phải chăng, Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân chính làm cho con hổ đói thức giấc?
 
  • Lê Ngọc Thống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét