Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013


HỌ NGÔ - NHỮNG NGƯỜI CON 


NGÔ QUYỀN-NGÔ TUẤN (LÝ THƯỜNG KIỆT)-NGÔ ĐĂNG MINH-NGÔ BẢO CHÂU!

Nói gót ông cha
Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 898 – 944) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô. Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.
Năm 1019, chín năm sau ngày Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, ở phường Thái Hoà (phía núi Cung, mé trên vườn Bách Thảo Hà Nội ngày nay), một chú bé của Kinh thành Thăng Long chào đời và sau này đã làm nên sự nghiệp lớn, cứu nước, yên dân. Đó chính làLý Thường Kiệt - người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba với tên tuổi gắn liền với bài thơ - bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Lý Thường Kiệt vốn họ Ngô tên là Tuấn, người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (hiện là Cơ Xá, Gia Lâm – Hà Nội). Theo sử cũ thì ông quê ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long. Còn theo bài văn khắc trên quả chuông chùa Bắc Biên gần Hà Nội và cuốn Tây Hồ Chí thì ông người làng An Xá cũ (nay là Đại Yên), thuộc huyện Quảng Đức ở phía Nam Hồ Tây, Thái Hòa chỉ là nơi ở sau khi đã giữ chức vụ trọng yếu trong triều.
Ngô Đăng Minh sinh ra trong một gia đình dòng dõi vọng tộc, được sự dạy dỗ của cha là Hiệu sinh Ngô Đăng Quang nên ông được rèn luyện học tập nghiêm chỉnh cùng với trí thông minh. năm Chính Hoà thứ 15 (1694) Ngô Đăng Minh, người đã lĩnh bảng vàng trong kỳ thi Đình ở Thăng Long, được vua ban sắc phong "Đặc tiến kim tứ Vinh lộc Đại phu, Tư lễ giám, Hữu đề điểm trụ quốc thượng ban, Án trung bá". Năm Chính Hoà thứ 25 giặc Bồn Man xâm chiếm bờ cõiN, Ngô Đăng Minh lên đường dẹp giặc khi thắng lợi trở về được sắc phong là "Đặc tiến Kim tứ, Vinh Lộc đại phu, tư lễ giám, tả đề điểm, án trung hầu trụ quốc thượng lên". Bờ cõi yên Ngô Đăng Minh lại góp sức mình vào việc phát triển kinh tế, mở mang dân trí, giúp dân nghèo. Ông mất ở Thăng Long, nhà vua cho chở quan tài về quê tại làng Trúc Lâm, nhân dân và con cháu dòng họ Ngô xây lăng mộ và lập đền thờ tại quê nhà. Nhà vua ban sắc hiệu cho ông là: "Bản thuộc thành hoàng, Dực bảo trung hưng quang ý, Trung đẳng thần tôn thần".
Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972) [4] là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam [5] [6] hiện nay, và nổi tiếng nhất với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields.[7] Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972 tại Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989, và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm là giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm đó.[8] Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ[9]. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.[10] Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010.[11] Tại lễ khai mạc của Hội nghị này, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.[12] Năm 2010 cũng là năm ông nhập quốc tịch Pháp nhưng vẫn tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam[13][14]. Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán Trường Đại học Chicago[15].
Ngô Phương Lan (quê quán ở Diễn Châu, Nghệ An; sinh năm 1987 tại Hà Nội) là Hoa hậu Thế giới người Việt đầu tiên năm 2007. Cô cao 170 cm, nặng 52 kg, số đo ba vòng: 85 - 61 - 92. Đêm 2 tháng 9 năm 2007 tại khu du lịch Vinpearl, Nha Trang, Khánh Hòa, Ngô Phương Lan đã trở thành cô gái đầu tiên đoạt vương miện Hoa hậu Thế giới người Việt do báo Tiền Phong, báo Thanh Niên, VTV và VinPearl phối hợp tổ chức và nhận phần thưởng trị giá 20.000 USD. Với ưu thế về ngôn ngữ mẹ đẻ, sự tự tin của một sinh viên ngành ngoại giao đã giúp Ngô Phương Lan giành luôn giải Ứng xử hay nhất tại đêm chung kết. Trước câu hỏi: "Vì sao các hoạt động của Hoa hậu thường gắn liền với việc làm từ thiện", Ngô Phương Lan trả lời: "Cái đẹp, đó chính là cái thiện. Chân, Thiện, Mỹ là phẩm chất cao cả nhất của người con gái, cũng là đỉnh cao khát vọng mà con người vươn tới. Khi cái đẹp có thể gắn liền với sự hảo tâm, trái tim nhân hậu, sự chân thành thì cái đẹp đó được tôn vinh rất nhiều. Nên những việc làm từ thiện sẽ càng tôn vinh vẻ đẹp của một người Hoa hậu". Đậu tú tài toàn phần ở Pháp, nói lưu loát ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, hiện cô là sinh viên ngành Quan hệ quốc tế ở Đại học Genève. Ngô Phương Lan hướng mình trở thành một nhà ngoại giao để cống hiến cho đất nước hoặc là một nhà hoạt động xã hội trong một tổ chức quốc tế nào đó tại Việt Nam giúp đỡ những người nghèo. Bố mẹ của Ngô Phương Lan làm trong ngành ngoại giao nên từ bé cô đã theo bố mẹ đến sống và học tập tại nhiều nước. Cha cô, ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, từng là Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ. Năm 1993, đang học lớp 1 ở Hà Nội thì Ngô Phương Lan đã theo cha mẹ sang Hoa Kỳ sinh sống (lúc đó ông Ngô Quang Xuân làm đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc), từ lớp 1 đến lớp 7 học trường Tiểu học New York, từng được bằng khen của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton về thành tích học tập.  


NHỮNG NGƯỜI CON GÁI HỌ NGÔ 


  Hội đồng nhân dân TP Hà Nội chiều 10/11/2006 đã tổ chức kỳ họp bất thường bầu Chủ tịch mới của HĐND TP. Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Phó Bí thư Thành uỷ kiêm Phó Chủ tịch HĐND TP, được bầu làm Chủ tịch HĐND TP thay ông Phùng Hữu Phú nhận công tác khác.
Bà Ngô Thị Doãn Thanh sinh ngày 28-10-1957. Quê quán: Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngày vào Đảng chính thức 6-12-1985. Trình độ học vấn, cử nhân sư phạm. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ : Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân.
Bà Thanh từng là cán bộ giảng dạy tại Khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm II Hà Nội; nguyên là Bí thư Thành đoàn, UVTV TƯ Đoàn (khóa VII), nguyên Bí thư quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Thanh Xuân.

Ngô Thị Thanh Hằng Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.

Diễn viên điện ảnh Ngô Thanh Vân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét