Các vị vua trị vì hai vương quốc láng giềng đã nhờ tới sự phân xử của vua Văn khi giữa họ xảy ra một cuộc xung đột biên giới. Họ đã rất xúc động trước sự nhã nhặn, lịch thiệp và lòng quan tâm tới người khác của vị vua nước Chu, chính điều này đã khiến cả hai bên quyết định nhường cho vị vua khác phần đất đang tranh chấp. (Ảnh: Blue Hsiao/the Epoch Times)
Các vị vua trị vì hai vương quốc láng giềng đã nhờ tới sự phân xử của vua Văn khi giữa họ xảy ra một cuộc xung đột biên giới. Họ đã rất xúc động trước sự nhã nhặn, lịch thiệp và lòng quan tâm tới người khác của vị vua nước Chu, chính điều này đã khiến cả hai bên quyết định nhường cho vị vua kia phần đất đang tranh chấp. (Ảnh: Blue Hsiao/the Epoch Times)
Vua Văn hay còn gọi là Chu Văn Vương (1152-1056 TCN) thuộc triều đại nhà Thương luôn được biết đến với tài trị quốc bằng đạo đức và lòng nhân từ. Ông khuyên bảo người dân về lòng trung thực, giữ gìn đức hạnh và sự tôn kính đối với Thần linh.
Ông thường dạy rằng: “Vương giả trị quốc bằng lòng nhân từ, quan lại trị dân bằng sự quan tâm, con cái hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ nuôi dạy con bằng tình thương, vậy người với người sẽ tín nhiệm nhau.”
Vua Văn vốn là người biết cân nhắc, chu toàn và tận tâm. Ông tự mình làm gương cho mọi người, ông ăn mặc giản dị và thường làm việc đồng áng cùng những người nông dân.
Ông luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu. Bên cạnh việc cứu trợ và giúp đỡ những người nghèo, ông còn giảm thuế cho nông dân và khuyến khích lao động bằng cách hạ mức thuế xuống chỉ còn một phần chín, khiến cho người nông dân có thể tiết kiệm và xây dựng đời sống tốt hơn.
Ngoài ra vua Văn còn loại bỏ thuế xuất nhập khẩu, đồng thời bãi bỏ đạo luật trừng phạt đối với vợ con của những người chồng, người cha mang tội.
Một lần nọ, hai quốc gia láng giềng xảy ra xung đột về biên giới. Vì biết rằng vua Văn là người chính trực, trọng danh dự và đáng kính, hai vị vua nọ đã tìm đến nước Chu để nhờ phân xử.
Khi tới nơi, họ đã bị ấn tượng sâu sắc bởi sự tôn nghiêm, hòa ái, luôn vì người khác và rất lịch thiệp của vị vua nhà Chu. Cảm động và thấy hổ thẹn trước những gì được chứng kiến, cả hai vị vua quyết định tặng phần đất đang tranh chấp cho vị vua nước kia.
Các công tước gần nước Chu sau khi biết được câu chuyện đã rất tôn kính, coi Vua Văn như một hình mẫu trong việc trị quốc. Tất cả cùng đến nước Chu và hứa sẽ phục tùng Vua Văn cũng như trở thành chư hầu của nước Chu.
Vua Văn thấy rằng một quốc gia không thể được điều hành tốt nếu thiếu người tài đức phò tá vua. Khi nghe tin Khương Tử Nha (姜子牙) vốn là người hiền đức và hiểu sâu biết rộng, ông liền tìm đến để mời Khương Tử Nha về làm quân sư giúp vua trị quốc. Tại nước Chu, Khương đã phò tá vua Văn cho đến đời vua Ngô, cũng là người con trai thứ hai của vua Văn.
Lòng đức hạnh và nhân từ khi vua Văn trị quốc đã để lại một bài học chuẩn mực cho những thế hệ tương lai về cách điều hành một quốc gia thống nhất.