Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Chiếc búa được làm cách đây 100 triệu năm?

Không Phù Hợp với Niên Đại: Chiếc Búa được Làm Cách Đây 100 Triệu Năm?

Hình chụp lại hình ảnh chiếc búa London được trình bày trong slide của tiến sĩ Doug Newton thuộc tổ chức phi lợi nhuận Trinity Creation Studies (ảnh chụp màn hình/youtube)
Hình chụp lại hình ảnh chiếc búa London được trình bày trong slide của tiến sĩ Doug Newton thuộc tổ chức phi lợi nhuận Trinity Creation Studies (ảnh chụp màn hình/youtube)

Oopart (out of place artifact-đồ tạo tác không hợp lý) là một thuật ngữ chỉ  nhiều vật thể thời tiền sử tại nhiều nơi khác nhau trên khắp thế giới, chúng có thể mang theo tiến bộ kỹ thuật không hợp lý so với thời gian được làm ra. Những Oopart thường làm các nhà khoa học nghiên cứu theo kiểu truyền thống phải đau đầu, làm thỏa thích các nhà nghiên cứu ưa khám phá, giúp mở ra một lý thuyết mới thay thế, và châm ngòi cho các cuộc tranh luận.
Một chiếc búa được tìm thấy ở London, Texas năm 1934 được bọc trong một hòn đá. Tuổi thọ của hòn đá này được xác định là hơn 100 triệu năm, dẫn đến giả thuyết chiếc búa được làm ra vào thời điểm trước khi loài người có năng lực làm ra món đồ vật như vậy, theo quan điểm hiện nay.
Nhiều bí ẩn xoay quanh chiếc búa có tên gọi là “chiếc búa London”.
Carl Baugh, chủ sở hữu của món đồ này, ông tuyên bố nó đã được phòng thí nghiêm Battelle, Columbus, Ohio kiểm tra, đây cũng là nơi xác minh những hòn đá mặt trăng cho NASA. Kết quả cho thấy chiếc búa làm từ công nghệ luyện kim khác thường với 96,6% sắt, 2,6% clo, 0,74% lưu huỳnh, và không có carbon.
Carbon là chất thêm vào giúp tăng độ cứng của sắt, vì vậy thật kỳ lạ khi vắng mặt carbon ở đây. Clo thường không có mặt trong sắt. Từ hiện vật cho thấy trình độ tay nghề cao, khéo léo, không có bọt tăm trong kim loại. Hơn nữa, có một lớp sắt oxit phủ bên ngoài chiếc búa nhờ vậy sẽ bền vững dưới điều kiện tự nhiên và không bị gỉ.
Glen J. Kuban là một người hoài nghi lời tuyên bố của Baugh về chiếc búa, ông đã viết một bài báo năm 1997 có tựa đề: “Chiếc búa London: một Oopart được đồn thổi,” rằng cuộc khảo sát ở phòng thí nghiệm Battelleđ được tiến hành bí mật hơn thay vì công khai. Ông trích dẫn từ bài báo của tạp chí Creation Ex Nihilo. Đại Kỷ Nguyên đã liên lạc với Battelle để xác nhận. Người đại diện cho biết cô chưa từng nghe nói về chiếc búa trong 15 năm làm việc tại vòng thí nghiêm, nhưng cô sẽ kiểm tra lại thông tin về chiếc búa.
Kuban nói rằng hòn đá có lẽ chứa các chất liệu hơn 100 triệu năm tuổi, nhưng không đồng nghĩa phần đá hình thành bao quanh chiếc búa có niên đại lớn như vậy. Có vài trường hợp phần đá vôi hình thành quanh đồ tạo tác có niên đại từ thế kỷ 20, vì vậy có lẽ phần đá trên hình thành khá nhanh.      `
Tuy nhiên theo thông tin trên trang web của Baugh, những hóa thạch bên trong hòn đá bao quanh chiếc búa còn lại phần khá nguyên chất, chứng tỏ chúng không bị chế tác lại, mà vẫn còn nguyên sơ như ban đầu.” Điều này dẫn tới giả thuyết phần hóa thạch và chiếc búa có cùng niên đại, và những hóa thạch không bị trộn lẫn với chất liệu khác hình thành đá bao quanh chiếc búa sau đó.
Phương pháp xác định niên đại bằng Carbon thực hiện vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 “cho thấy phép xác định niên đại chưa mang lại kết quả rõ ràng từ hiện tại đến 700 năm trước, người đồng tình với Baugh, David Lines báo cáo vào thời điểm đó. Theo Kubanm, Lines đã nói cuộc kiểm tra đã thất bại bởi những chất hữu cơ mới gần đây. Đây cũng là lý do để Baugh trì hoãn dùng phương pháp carbon đối với chiếc búa (Những người hoài nghi lại nói rằng Baugh sợ bị chứng minh là sai). Thường có nhiều câu hỏi đặt ra đối với việc xác định niên đại ở cả hai phía – người hoài nghi và người đề xướng – vì nhiều lý do khi những đồ tạo tác này trở thành oopart.
Chiếc búa được một người đi bộ đường dài phát hiện ra, và khi phát hiện dường như nó không nằm trong lớp nguyên gốc của tảng đá, nếu vậy sẽ là một bằng chứng thuyết phục cho nguồn gốc cổ xưa của chiếc búa này. Một phần của hòn đá nằm hờ trên một mỏm đá, có lẽ bị vỡ ra từ trong một khối đá lớn hơn.
Như một bằng chứng về tuổi của chiếc búa, Baugh nói một phần của cán búa đã chuyển thành than. Bức ảnh chiếc búa cũng cho thấy một phần của chiếc búa có màu đen trông như than.
Những tranh luận xung quanh khởi nguồn của chiếc búa gắn liền với cuộc tranh cãi nảy lửa giữa thuyết tiến hóa (evolutionism) và thuyết sáng tạo (creationism). Baugh là một người tin theo thuyết sáng tạo. Kuban là một nhà theo chủ nghĩa hoài nghi có khuynh hướng ngả về thuyết sáng tạo (hay có thể nói là người theo thuyết sáng tạo linh hồn ôn hòa). Nhiều tổ chức tin theo thuyết này có những lập trường khác nhau về chiếc búa, và rất nhiều người theo thuyết tiến hóa chối bỏ nó như một trò lừa đảo của các nhà theo thuyết sáng tạo. Nhưng đồ tạo tác này vẫn sòn sức hấp dẫn ngoài vai trò của nó trong cuộc tranh luận này.
Đây là một trong số các đồ vật được cho là không phù hợp với niên đại của chúng. Đại Kỷ Nguyên sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những phát hiện tương tự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét