Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Chùm ảnh: 23 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, người người thọ ích

Chia sẻ bài viết này
Ngài Lý Hồng Chí có mặt tại Pháp hội New York vào ngày 19 tháng 5 năm 2013. (Ảnh: Đới Binh)
Ngày 13 tháng 5 năm nay là ngày kỷ niệm 23 năm Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) được truyền ra thế giới, ngày “Pháp Luân Công quốc tế” thứ 16, cũng là sinh nhật 64 tuổi của người sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc, Ngài Lý Hồng Chí đã bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công đến công chúng. Trong suốt 23 năm trở lại đây, Pháp Luân Công đã được phổ truyền đến hơn 100 quốc gia và các địa khu, được các dân tộc và quần chúng khắp nơi tìm hiểu và hoan nghênh. Cho đến nay, Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3000 giải thưởng trên khắp thế giới, tác phẩm chủ yếu của Pháp Luân Công, cuốn Chuyển Pháp Luân được dịch thành hơn 30 ngôn ngữ, được dân chúng các nước hoan nghênh.
Nhà cũ của Ngài Lý Hồng Chí là một căn chung cư cũ kĩ nằm ở góc phía bắc ngã tư giữa đường Kiến Thiết và đại lộ Giải Phóng, đây là một căn nhà rất đơn giản, tại nơi đây Ngài Lý Hồng Chí đã hoàn thành các tác phẩm “Chuyển Pháp Luân”, “Pháp Luân Công” (bản tu đính), “Chuyển Pháp Luân”, “Chuyển Pháp Luân (Quyển 2)”, “Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải”. (Mạng Minh Huệ)
Pháp Luân Công đã khai mở ra nguyên lý “chân, thiện, nhẫn” của vũ trụ, trọng đức tu thiện, trừ bệnh khỏe người, hoàn toàn không dựa vào tuyên truyền quảng cáo, lan tỏa trong xã hội bằng phương thức “người truyền người, tâm truyền tâm”. Những người theo tu học đều có được một thân thể khỏe mạnh, tâm tính đạo đức được đề cao.
Chính phủ Trung Quốc phát chứng nhận Khí công sư cho Ngài Lý Hồng Chí (mạng Minh Huệ)
Ngài Lý Hồng Chí đạt được giải thưởng “Cống hiến khoa học” và danh hiệu “Khí công sư được quần chúng hoan nghênh” (Mạng Minh Huệ)
Vào ngày 13 tháng 5 hàng năm, các học viên Pháp Luân Công toàn cầu cùng với những người ủng hộ Pháp Luân Công luôn tổ chức những hoạt động chúc mừng. Các học viên tại Trung Quốc đại lục thường gửi thiệp và thư chúc mừng đến mạng Minh Huệ, biểu thị sự yêu mến và tôn kính của họ đến Ngài Lý Hồng Chí, cảm tạ ơn từ bi cứu độ của ân sư, chúc mừng sinh nhật sư phụ và cùng mừng ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới”.
Người sáng lập Pháp Luân Công, ngài Lý Hồng Chí giảng pháp tại Pháp Hội New York vào năm 2012 (Đới Binh/ Đại Kỷ Nguyên)
Ngày 19 tháng 5 năm 2013, nhà sáng lập Pháp Luân Công, ngài Lý Hồng Chí có mặt tại Hội trường Pháp hội ở thành phố New York (Đới Binh/ Đại Kỷ Nguyên)
Tháng 7 năm 2012, Ngài Lý Hồng Chí có mặt tại hội nghị giao lưu tâm đắc thể hội tại Thủ đô Washington, Mỹ (Ảnh: Đới Binh).
Ngày 16 tháng 10 năm 2014, Ngài Lý Hồng Chí giảng pháp tại Pháp hội thành phố San Francisco và giải đáp thắc mắc trong tu luyện của các học viên. (Đới Binh/ Đại Kỷ Nguyên).
Ngày  19 tháng 5 năm 2013, đã có khoảng 8000 người tham gia “Hội giao lưu tâm đắc thể hội năm 2013 New York” tại Cung thể thao IZOD bang New Jersey. (Đới Binh/ Đại Kỷ Nguyên)
Ngày 14 tháng 7 năm 2012, hơn 5000 học viên đủ các giới từ khắp nơi trên thế giới đã đến dự “Hội giao lưu tâm đắc thể hội năm 2012 tại Thủ đô Washington Mỹ. (Đới Binh/ Đại Kỷ Nguyên).
Trước thềm năm mới 2013, các học viên Pháp Luân Công tại Los Angeles tập trung trước hội trường Học viện Quản lý California để chúc mừng năm mới đến Ngài Lý Hồng Chí. (Quý Viên/ Đại Kỷ Nguyên)

Đại Pháp hồng truyền, hàng trăm triệu người thọ ích

Ngày 13 tháng 5 năm 1992, Ngài Lý Hồng Chí đã mở lớp dạy Pháp Luân Công đầu tiên tại thành phố  Trường Xuân. Sau đó, Ngài nhận được lời mời của các Hiệp hội Khí công tại địa phương, đến tháng 12 năm 1994, lần lượt tại 22 thành phố và tỉnh thành như Trường Xuân, Bắc Kinh, Đại Liên, Tế Nam, Quảng Châu đã mở 56 lớp dạy công, có đến gần 70.000 người tham gia. Bởi vì hiệu quả trừ bệnh khỏe thân, tu tâm dưỡng tính, Pháp Luân Công được truyền đi nhanh chóng bằng phương thức “người truyền người, tâm truyền tâm”, đến trước tháng 7 năm 1999, đã có khoảng 100 triệu người bước trên con đường tu luyện.
Nhà sáng lập Pháp Luân Công (đứng giữa) truyền Pháp tại Bắc Kinh. Bởi hiệu quả khử bệnh khỏe thân và đề cao đạo đức xã hội, trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, tại Trung Quốc đại lục, Pháp Luân Công đã nhận được nhiều giải thưởng của các tổ chức chính phủ và quần chúng. (Mạng Minh Huệ)
Ngày 21 tháng 1 năm 1996, Nhà sáng lập Pháp Luân Công Lý Hồng Chí có mặt tại Đại học Thanh Hoa, giải thích về tờ bìa của cuốn “Chuyển Pháp Luân”, sau đó chụp ảnh chung với các học viên Pháp Luân Công tại Đại học Thanh Hoa. (Mạng Minh Huệ)
Năm 1994 là thời gian mà Ngài Lý Hồng Chí truyền pháp tại Thạch Gia Trang, ảnh chụp cùng các học viên Pháp Luân Công tại địa phương. (Mạng Minh Huệ)

Khi hồi tưởng lại quá khứ, các học viên đắc pháp trong những năm ấy vẫn vô cùng cảm khái. Tháng 1 năm 1994, bà lão 70 tuổi Tôn Tú Lan tham gia lớp học tại thành phố Thiên Tân. Thính giác của bà không tốt, hơn nữa lại bị còng lưng. Lúc sư phụ bắt đầu giảng Pháp, bà cố gắng đến mấy cũng không nghe rõ. Trong lúc khẩn trương như thế, bỗng nhiên sư phụ đứng trên bục nói: “Có người tai nghe không được, bây giờ tôi sẽ để cho họ nghe rõ”. Cuối cùng bà cũng đã nghe được  lời sư phụ giảng. Bà ngồi nghe rất chăm chú, càng nghe càng thích, từng câu, từng chữ như đi thẳng vào trong tâm. Đến lúc hết buổi học, người ta kinh ngạc phát hiện rằng cái lưng còng đến 90 độ của bà đã thẳng trở lại!
Một vị học viên nói: “Vào ngày 31 tháng 12 năm 1994, tại sân bay thành phố Đại Liên, lúc sư phụ chuẩn bị đi, có một học viên dắt đứa con khoảng 7, 8 tuổi bị mắc chứng thiểu năng trí tuệ đến tiễn, trước khi đến, cô ta có chấm một chấm đỏ trên trán cậu bé để biểu thị sự chúc mừng. Sư phụ nhìn thấy cậu bé liền sờ nhẹ lên đầu, cậu bé nở một nụ cười, ánh mắt bình thường trở lại không còn mơ hồ như trước nữa, từ đó cậu ta đã trở thành một đứa trẻ bình thường, nhưng chấm đỏ lúc trước đã biến thành màu trắng”.
Cậu bé thiểu năng bỗng chốc trở lại bình thường (Mạng Minh Huệ)
“Điều khiến tôi ấn tượng nhất là ngày hôm đó sư phụ đang bước vào hội trường, bỗng nhiên trong đám đông có một người chạy đến, anh ta quỳ rạp xuống dưới chân sư phụ dập đầu  lia lịa, nước mắt đầm đìa. Sau đó mới biết rằng anh ta là một người bị mắc bệnh ung thư, anh ta qua radio nghe được tiết mục truyền Pháp của sư phụ, liền thử nói chuyện trực tiếp với sư phụ, trong một thời gian ngắn ngủi, bệnh của anh ta đã giảm đi rất nhiều. Anh ta xúc động đến nỗi tìm đến nơi mà sư phụ giảng Pháp, khấu đầu trước sư phụ biểu thị cảm kích.”
“Đối diện với sự việc như vậy, vẻ mặt của sư phụ hết sức bình thản. Thầy mỉm cười đỡ người kia dậy, nhẹ nhàng đỡ anh ta dậy xong, lại tiếp tục đi vào trong, trước sau vẫn cứ một thái độ bình tĩnh và tường hòa, tựa như những lời tán dương kia không liên quan gì đến mình. Trong lòng tôi rất kinh ngạc. Người như thế nào mới có thể giữ được thái độ bình tĩnh tường hòa, coi nhẹ nhục vinh, đạm bạc thong dong như thế? Từ việc nhỏ ấy đã biểu hiện được một tấm gương khác hẳn người thường”.
Ngày 3 tháng 8 năm 1996, Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí nhận lời mời đến Sydney giảng pháp. (Mạng Minh Huệ)
Ngày 4 tháng 9 năm 1998, tại phòng Hội nghị Liên Hợp Quốc, Ngài Lý Hồng Chí giảng pháp trong Hội giao lưu tâm đắc thể hội Thụy Sĩ. (Mạng Minh Huệ)
Ngày 23 tháng 3 năm 1999, tại sảnh Emp khách sạn Sheraton, Ngài Lý Hồng Chí giảng pháp cho một bộ phận học viên Pháp Luân Công (Mạng Minh Huệ)
Ngày 5 tháng 10 năm 1996 , Đại sư Lý Hồng Chí chụp ảnh cùng các học viên Pháp Luân Công tại công viên Ortega, San Francisco (Mạng Minh Huệ)

Các đệ tử cảm niệm ân đức của sư phụ

Một vị học viên ở Trường Xuân nói: “Giai đoạn truyền Pháp ban đầu của sư phụ thật gian nan. Trước khi xuất bản cuốn “Chuyển Pháp Luân”, sư phụ đã từng mượn 8000 tệ để đăng ký bản quyền xuất bản, sau khi lô sách đầu tiên được phát hành, sư phụ nhìn thấy có nhiều người không có tiền liền tặng miễn phí cho họ, kết quả là sách đã bán hết nhưng tiền bản quyền vẫn chưa thu lại được”. “Trong lúc nói chuyện, sư phụ từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần, không được thu tiền của cá nhân hay bất cứ xí nghiệp đoàn thể vừa và nhỏ nào, các trạm phụ đạo cũng không được thu tiền, điều này đã trở thành một quy luật thép rồi”.
Theo lời các học viên Pháp Luân Công: “Sư phụ đối đãi người khác rất là hòa nhã, không cần biết bận rộn hay mệt mỏi đến mức độ nào, thầy đều có biểu hiện rất thân thiết, không bao giờ thấy phiền khi trả lời các câu hỏi của học viên; tất cả đều là quên đi bản thân mình mà nghĩ cho người khác trước. Căn phòng mà sư phụ ở lúc nào cũng ngăn nắp gọn gàng, nhân viên phục vụ cũng không cần phải quét dọn. Trước khi rời khỏi sư phụ đều đem lược, giày dép để vào chỗ cũ”.
Một vị học viên ở Đông Bắc nói: “Sư phụ có nếp sinh hoạt đơn giản, nơi ở cũng rất giản dị, mùa đông không có lò sưởi, trong nhà chỉ có một chiếc tivi, đồ dùng đều là những thứ của thập niên 80. Trước khi sư phụ bước ra truyền pháp có rất nhiều người đến tìm sư phụ trị bệnh, nhưng sư phụ hoàn toàn không lấy tiền bạc của ai bao giờ, có lúc còn chuẩn bị một ít trái cây để mời người khám bệnh. Yêu cầu của sư phụ đối với người nhà rất nghiêm, có lần nghỉ hè, sư mẫu dẫn con gái đến Bắc Kinh, sư phụ chỉ mua cho con gái mình một đôi giày có 2 tệ. Tiêu chuẩn sinh hoạt của gia đình sư phụ là thấp nhất ở Trường Xuân.
“Lần đó đến Quảng Châu nghe pháp. Tôi vì tiết kiệm tiền, chỉ ăn đồ ăn nhanh và bánh quy, bởi vì không có rau củ nên miệng bị lở. Sư phụ vô ý nghe được bèn rơi nước mắt, lúc kết thúc buổi truyền pháp vẫn còn nhắc đến chuyện này. Sư phụ trước giờ không hề nhắc tới việc mình phải ăn mì ăn liền, nhưng lại rơi nước mắt vì đệ tử phải ăn uống kham khổ để nghe Pháp. Tôi không biết dùng lời lẽ gì, ngôn ngữ gì để biểu đạt tình cảm của sư tôn đối với đệ tử của mình”.
Một vị học viên tại Bắc Kinh từng theo sư phụ đến các nơi truyền pháp nhớ lại:
“Liên tục trong suốt mấy năm, ở trên tàu sư phụ chỉ ăn mì ăn liền. Đến nơi mở lớp, trước lúc lên giảng bài, sư phụ đều không ăn tối. Giảng bài xong, về đến nơi tiếp đãi thì đã đến 8, 9 giờ tối rồi, tại chỗ đã không còn cơm ăn rồi. Sư phụ cũng không ra ngoài ăn, đều là nấu một gói mì ăn liền. Chúng tôi chỉ đành ăn cùng với sư phụ. Có lần còn đem theo cả một bao lớn đi mua sỉ một lô mì ăn liền, để dành ăn trong mấy ngày.”
“Hành vi, lối ăn ở, nghỉ ngơi của sư phụ vô cùng đoan chính, trong suốt mấy năm chưa hề thấy sư phụ ngồi sô pha, ngồi vắt chân hay ngửa người, sư phụ luôn luôn để ý đến các học viên cao tuổi. Lúc tiễn khách, sư phụ luôn đứng ở ngoài cửa đến khi nào không còn thấy bóng dáng người ta nữa mới quay vào. Những tấm gương này đều khiến cho chúng tôi hiểu ra thế nào là ấp ủ chí lớn mà không quên tiểu tiết.”
Ngài Lý Hồng Chí mở lớp dạy công truyền pháp 7 ngày tại Gothenburg, Thụy Điển. Đây là một trong những lớp truyền công hiếm có của Ngài Lý Hồng Chí tại phương Tây. Cũng là một lớp truyền công sau cùng do đích thân ngài đứng ra tổ chức (Mạng Minh Huệ)
Năm 1996, Ngài Lý Hồng Chí giải đáp câu hỏi của các học viên tại Úc. (mạng Minh Huệ)

Tu luyện tâm tính làm người tốt, hiệu quả trừ bệnh khỏe thân kỳ diệu

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ lúc bắt đầu tu luyện tâm tính đã có nhiều trải nghiệm về sự thần kỳ của Đại Pháp, sau khi bước lên con đường tu luyện, các loại bệnh không cần trị mà dần dần biến mất. Cơ thể khỏe mạnh, đạo đức thăng hoa, cảm nhận được những thời gian tốt đẹp nhất của cuộc đời. Những ví dụ như thế này được nhắc đến rất nhiều trên Mạng Minh Huệ.
Một vị đệ tử Đại Pháp tại Thẩm Châu đã nói trong tâm đắc thể hội: “Trước lúc đắc pháp, tôi có rất nhiều bệnh lâu năm. Trên thân là đủ loại tật bệnh, nào là bướu cổ, u tử cung, phong thấp, bệnh gan, mật,… người như chìm trong thuốc. Thông qua luyện công, những bệnh này cứ như không cánh mà bay. Lúc trước làm bất cứ việc gì đều nghĩ đến ‘tôi’ như thế nào thế nào, vô tình làm phương hại đến người khác. Bây giờ, tôi gặp bất cứ tình huống nào đều nghĩ đến người khác trước tiên, nghĩ cho người khác trước, luôn luôn theo tiêu chuẩn của “chân, thiện, nhẫn” mà yêu cầu chính mình, trong quá trình tu luyện không ngừng tinh tấn.
Ông Mã Tế Vũ, 88 tuổi, một bác sĩ quân y về hưu của Đài Loan bị bệnh tật giày vò khắp thân, lo lắng đến mức mắc bệnh tim. Tuyến tiền liệt bị phù, tiểu tiện mất kiểm soát và chứng mất ngủ, khiến cho ông cảm thấy cuộc đời cứ giống như là “đang câu giờ”, có rất nhiều lần ông nảy ra ý định tự sát. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công được 3 tháng, ông đã không còn động đến thuốc trợ tim và nạng chống; sau 5 tháng chứng sưng tuyến tiền liệt đã biến mất; dần dần giảm uống thuốc an thần cho đến khi không còn dùng nữa, đến năm 98 tuổi, toàn thân nhẹ nhàng. Ông nói: “Thời gian này bản thân tôi cảm thấy hạnh phúc nhất, đẹp nhất, tất cả đều là nhờ Pháp Luân Đại Pháp ban tặng cho”.
Ngày 20 tháng 10 nám 1996 thị trưởng thành phố Houston Mỹ. tuyên bố “Ngày Lý Hồng Chí tại thành phố Houston” (Minh Huệ)
Ngày 25 tháng 6 năm 1999 Ngài Lý Hồng Chí phát biểu khi nhận được giải thưởng của Thị trưởng và Trưởng Cơ quan Tài chính bang Illinois (mạng Minh Huệ).
Ông Chu, một nhân viên cao cấp của một cơ quan Bảo hiểm của chính phủ Mỹ tại thủ đô Washington, đã đến nước Mỹ du học từ khi còn rất trẻ. Từ năm 1996, trong lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao, ông Chu mắc phải một chứng bệnh quái ác, mất đi khả năng chịu lạnh và khả năng miễn dịch. Ông không thể lái xe, cũng không thể ngồi trước màn hình máy tính, hoàn toàn không có cách nào làm việc được. Ông đã đến những bệnh viện tốt nhất nhưng tất cả đều không điều tra ra được căn nguyên, kể cả Trung y hay Tây y cũng đều bó tay. Sau đó ông may mắn biết được đến Pháp Luân Đại Pháp, trong quá trình tu luyện chưa đến một năm, căn bệnh đã được trị khỏi mà không phải tốn một đồng nào và có thể trở lại làm việc. Chứng kiến được sự siêu thường của Đại Pháp, mẹ và vợ của ông cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.
Những người tu luyện Pháp Luân Công không chỉ cảm nhận được sự đổi thay trên thân thể, mà quan trọng hơn, sự tinh thâm của Đại Pháp luôn đi thẳng vào lòng người, đào luyện tâm linh, rửa sạch những ô trọc của nhân sinh, khiến cho tinh thần của người tu luyện không ngừng được đề cao. Những người tu luyện Pháp Luân Công nhận thức rõ được mục đích sống chân chính của mình là phản bổn quy chân, bước lên con đường “trở về”.
Phía quan chức chính phủ của ĐCSTQ vào những thập niên của thế kỷ 20 đã từng tiến hành điều tra về Pháp Luân Công, cuối cùng đã kết luận “trăm điều lợi mà không một điều hại”. Năm 1998 các cơ quan Y tế chính phủ của các tỉnh Bắc Kinh, Vũ Hán, Đại Liên, Quảng Đông, Nam Xương, An Huy đã tiến hành các kiểm tra y tế trên 35.000 học viên Pháp Luân Công, họ đã phát hiện ra hiệu quả y học vô cùng kỳ diệu. Tháng 2 năm 1999, tờ báo Weekly World News của Mỹ đã cho đăng kết quả điều tra như sau: Hiệu quả trị bệnh, tăng cường sức khỏe trên 98%, trung bình cứ mỗi một học viên trong mỗi năm đã tiết kiệm được hơn 2.600 tệ chi phí điều trị y học.
Tháng 1 năm 1996, cuốn “Chuyển Pháp Luân” được báo Thanh niên Bắc Kinh bình chọn là cuốn sách bán chạy nhất Bắc Kinh. Ngày 15 tháng 5 năm 1998, đài Truyền hình Trung ương (CCTV) trong chương trình “Tin tức buổi tối” đã đưa tin về việc Tổng cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Ngũ Thiệu Tổ điều tra về tình hình tu luyện Pháp Luân Công của quần chúng nhân dân thành phố Trường Xuân, và đã bày tỏ thái độ ủng hộ tích cực. Nhóm điều tra đã tán dương công hiệu của Pháp Luân Công, khẳng định chắc chắn hiệu quả ổn định xã hội và xây dựng tinh thần văn minh trong cộng đồng.
Ngài Lý Hồng Chí sửa động tác cho học viên trong thời gian Pháp hội tại thành phố Chicago Mỹ vào năm 1999 (Mạng Minh Huệ).
Ngài Lý Hồng Chí giảng Pháp tại trường Tiểu học Tam Hưng thành phố Đài Bắc, tháng 11 năm 1997. (Minh Huệ)
Ngài Lý Hồng Chí giảng Pháp cho nông dân và công nhân tại Trung Vụ Phong, Đài Trung, tháng 11 năm 1997. (Minh Huệ)

Chứng thực Chân, Thiện, Nhẫn và kiên trì phản bức hại

ĐCSTQ và tập đoàn ông Giang Trạch Dân xuất phát từ sự nghi ngờ, đố kỵ cùng với sự bảo hộ quá trớn của quyền lực, bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, tự ý phát động một cuộc trấn áp đẫm máu lên Pháp Luân Công. Đến nay, đã có ít nhất 3.800 học viên bị thiệt mạng, vô số các học viên bị quản thúc và cưỡng bức lao động trái phép, bị bức hại đến tàn phế, thậm chí bị xâm hại tình dục hoặc bị mổ cướp nội tạng sống, khiến cho nhiều người bị thất học, thất nghiệp, lang thang không nơi cư trú, gia đình tan tác, đến nay cuộc đàn áp đó vẫn còn tiếp tục.
Sáu năm trở lại đây, người sáng lập Pháp Luân Công, ngài Lý Hồng Chí luôn nhắc nhở các học viên phải kiên định với tinh thần đại thiện đại nhẫn, dùng phương thức hòa bình, lý trí, khoan dung để phản đối cuộc bức hại vô nhân tính này, kêu gọi sự thức tỉnh lương tâm của con người. Trong hoàn cảnh bức hại tàn khốc về tinh thần lẫn thể xác, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục đều không ôm giữ bất cứ hận thù hay phẫn nộ, hoàn toàn dùng phương thức chân thành, lương thiện, kiên nhẫn để phản đối bức hại. Các học viên Pháp Luân Công luôn kiên trì tín ngưỡng vào Chân, Thiện, Nhẫn, phản đối bức hại không ngừng nghỉ, biểu hiện phong thái hòa bình, bất phàm của người tu luyện. Một quần thể dân chúng kiên định với chính tín và thiện lương đã gánh đỡ một cuộc trấn áp diệt chủng của một chính quyền độc tài.
Trong hơn 5.700 ngày, các học viên ở Trung Quốc đại lục đã không sợ cường quyền, không sợ bạo lực, họ đã vạch trần những lời dối trá, dùng hòa bình đối đãi với bạo lực, dùng lương thiện đối đãi với tàn khốc. Họ đã đến quảng trường Thiên An Môn luyện công, giơ băng rôn, phát tờ rơi giảng chân tướng, dán khẩu hiệu và phát đĩa CD, gọi điện thoại cho dân chúng, truyền fax hay phát bưu phẩm, thâm nhập vào xã hội, phát chương trình giảng chân tướng trên truyền hình,…
Các học viên trên thế giới đã sử dụng các phương thức như giăng biểu ngữ, tuần hành, thắp nến tưởng niệm, vận động chữ ký, đi bộ, du hành bằng xe, diễn hoạt cảnh phản bức hại, họp báo, khởi kiện các tội ác, tổ chức triển lãm mỹ thuật Chân, Thiện, Nhẫn, triển lãm ảnh, triễn lãm phim và các hình thức trình diễn nghệ thuật,… không ngừng nói rõ sự thật cho xã hội, thông qua những hình thức như truyền thông, báo chí, để nói rõ chân tướng cho chính phủ và nhân dân các nước, triệt để vạch trần những lời dối trá và tội ác của ĐCSTQ.
Ngày 10 tháng 5 năm 2001, Hạ viện thành phố New York đã ra quyết định “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” (Ming Huệ)
Ngài Lý Hồng Chí trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài CBS sau khi Pháp Luân Công bị bức hại vào năm 1999. (Mạng Minh Huệ)
Thượng viện Quốc hội Mỹ đã công bố trong phiên họp thứ 106: biểu dương Ngài Lý Hồng Chí, ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. (Minh Huệ)
Các kênh truyền thông của Trung Quốc và nước ngoài đưa tin về hai sự kiện “Ngày 25 tháng 4” và “20 tháng 7”. Sự thật về sự kiện “25 tháng 4”, về việc “đạo diễn” vụ “tự thiêu” ở Thiên An Môn và cuộc trấn áp ngày 20 tháng 7 đã bị ĐCSTQ che giấu. (Mạng Minh Huệ)

Ngày 15 tháng 11 năm 2003, gần một vạn học viên Pháp Luân Công đã luyện công tập thể trước phủ Tổng thống Đài Loan, kêu gọi xét xử Giang Trạch Dân, kết thúc cuộc bức hại. (Minh Huệ)

ĐCSTQ đã tự đào mộ cho mình trong cuộc bức hại, Pháp Luân Công hồng truyền thế giới

ĐCSTQ không hề nghĩ rằng, trong quá trình bức hại Pháp Luân Công, họ đồng thời cũng đã làm cho bộ mặt tàn ác giả dối của mình bị phơi bày, đồng thời cũng tự đào mộ cho chính mình. Năm 2004, thời báo Đại Kỷ Nguyên đã công bố một loạt bài xã luận mang tên “Cửu bình Cộng sản Đảng” (xem tại đây) đã phơi bày toàn bộ bức màn đen tối của ĐCSTQ, đến nay đã có khoảng hơn 200 triệu người thoái đảng. Trước mắt, cơ sở của Văn hóa Đảng đã dần dần bị tan rã, cái mà họ đang đối diện đó chính là làn sóng thoái Đảng đang dâng lên cao trào và phải đối mặt với nguy cơ bị hủy diệt.
Cùng lúc đó, những ý niệm về Chân, Thiện, Nhẫn càng lúc càng được con người ủng hộ, xã hội quốc tế luôn tán dương người sáng lập Pháp Luân Công, ngài Lý Hồng Chí, và những cống hiến của ngài cho sức khỏe và đạo đức xã hội. Ngài Lý Hồng Chí cũng nhận được rất nhiều giải thưởng. Theo thống kê không chính thức, đến nay các loại hình thức giải thưởng (bao gồm cả bằng khen, cup, huân chương, kỷ niệm chương,…) tổng cộng có đến 1.866 loại; các chính sách và đề án ủng hộ có đến 387 đề án; thư ủng hộ có đến 1.185 bức. Cứ mỗi năm đến ngày Pháp Luân Đại Pháp, nghị viên và bộ trưởng các nước như Mỹ, Canada, Úc đều gửi công hàm chúc mừng; hàng chục các thành phố và các bang của Mỹ, Canada đều tuyên bố “Tháng Pháp Luân Đại Pháp”, “Tuần Pháp Luân Đại Pháp” và “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”, biểu dương những cống hiến mà Pháp Luân Đại Pháp đã đem lại cho xã hội.
Các học viên Pháp Luân Công luôn luôn hòa bình và lý trí, trong quá trình phản bức hại đầy kiên nhẫn cuối cùng đã khiến cho dân chúng khắp nơi thức tỉnh và ủng hộ, điều mà ai cũng muốn đó là chấm dứt cuộc bức hại. Sự từ bi, khoan dung, vô tư vô úy của những người tu luyện chân chính đã làm cảm động toàn cầu. Chúc cho ngày càng có thêm nhiều người đứng về phía chính nghĩa và lương thiện, cùng nhau kết thúc cuộc bức hai tàn ác, phi nhân tính đang diễn ra.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
http://vietdaikynguyen.com/v3/56252-chum-anh-23-nam-phap-luan-dai-phap-hong-truyen-nguoi-nguoi-tho-ich/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét