Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Sau Chu Vĩnh Khang, ai sẽ là người tiếp theo bị hạ bệ?

Chia sẻ bài viết này
Zhou Yongkang, former member of Politburo Standing Committee, attends the closing of the National People's Congress at the Great Hall of the People on March 14, 2011 in Beijing, China. Zhou is announced to be investigated for "severe violation of law" on July 29. (Feng Li/Getty Images)
Chu Vĩnh Khang tham dự lễ bế mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ngày 14 tháng 3 năm 2011 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li / Getty Images)
Bản án chung thân dành cho cựu trùm an ninh một thời quyền lực Chu Vĩnh Khang đánh dấu thời khắc quan trọng trong quá trình ông Tập Cận Bình giành lấy quyền kiểm soát bộ máy chính quyền và triệt tiêu những đối thủ chính trị nguy hiểm, nhưng bản án đó có thể chưa phải là điểm kết thúc.
Trong nhóm quan chức bị ông Tập tước đi quyền lực, cô lập, bắt giữ và trấn áp (đó là tất cả những biện pháp cần thiết trong bối cảnh chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Chu Vĩnh Khang không phải là nhân vật cấp cao nhất. Sau Chu Vĩnh Khang, còn có hai nhân vật quyền lực hơn ông ta.
Toàn bộ sự nghiêp mà Chu Vĩnh Khang có được là nhờ vào Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo chế độ từ năm 1989 đến 2002, và thực tế thì quyền lực của Giang còn vượt xa khỏi thời gian đó. Trong suốt giai đoạn 1989 – 2002, Giang Trạch Dân trông cậy rất nhiều vào những mưu mẹo của cố vấn bí mật kiêm quân sư chính trị của ông ta: Tăng Khánh Hồng.
Hai nhân vật này vẫn tự do, và nếu chiến dịch thanh trừng chính trị của ông Tập Cận Bình được đẩy mạnh thì Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng sẽ là mục tiêu cuối cùng.
Tại Tòa án  Nhân dân Trung cấp số 1 Thiên Tân ( ở miền bắc Trung Quốc), ông Chu nói: “Tôi thừa nhận những tội lỗi của mình và những mất mát đã gây ra cho Đảng. Vì vậy, tôi cảm thấy ân hận và xin thú tội”.
Ông Chu nói rằng ông ta sẽ không kháng án. Bản án mà ông ta phải nhận có thể đã là án tử hình.
Bình luận viên Chu Tiểu Tuệ nói với Epoch Times rằng Chu Vĩnh Khang không kháng cáo chứng tỏ ông ta đã hài lòng với kết quả này.
“Chế độ Trung Cộng và Chu Vĩnh Khang chắc hẳn đã có một thỏa thuận để chế độ “nhắm mắt bỏ qua” những tội ác khác của ông ta, như: sát hại vợ, âm mưu đảo chính, tạo điều kiện cho nạn mổ cắp nội tạng”, ông Chu Tiểu Tuệ bình luận.
Vào năm 2002, có tin là Chu Vĩnh Khang đã sát hại vợ mình bằng cách dàn xếp một vụ tai nạn xe hơi. Một vài bản tin cho rằng chiếc xe đâm vợ ông ta mang biển số quân đội. Một năm sau, Chu cưới Cổ Hiểu Diệp, cựu biên tập viên và phóng viên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). Cô gái họ Cổ trẻ hơn Chu 28 tuổi.

Chế độ Trung Cộng và Chu Vĩnh Khang chắc hẳn đã có một thỏa thuận để chế độ “nhắm mắt bỏ qua” những tội ác khác của ông ta – Bình luận viên Chu Tiểu Tuệ

Về thoả thận mà có thể Chu đã đàm phán với chế độ để được sống, ông Chu Tiểu Tuệ cho rằng “Rất có thể Chu Vĩnh Khang đã tiết lộ tội lỗi của một quan chức chủ chốt nào đó hoặc một số quan chức quyền lực như một dấu hiệu cho sự thành tâm hợp tác của ông ta với Đảng”.
Dựa trên vị trí lúc còn đương nhiệm của Chu, nếu ông ta muốn công kích bất kỳ quan chức nào có quyền lực, người đó chỉ có thể là Tăng Khánh Hồng hoặc Giang Trạch Dân, hoặc cả hai.
Tăng Khánh Hồng từng giữ chức Phó Thủ tướng Trung Quốc và là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (Ủy ban thường vụ Bộ Chính Trị là một nhóm nhỏ gồm các quan chức cai trị đất nước), trong khi Giang Trạch Dân là Tổng bí thư ĐCSTQ và là người quyền lực nhất Trung Quốc.
Ông Lý Thiên Tiếu, nhà phân tích chính trị cao cấp của Đài truyền hình Tân Đường Nhân, nói rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình bắt đầu vào năm 2012 đã và đang nhắm vào các quan chức tham nhũng trong phe cánh của Giang Trạch Dân.
Với ông Tập Cận Bình, mọi con hổ (cách gọi các quan chức tham nhũng cấp cao) đều có thể bị đặt trong tầm ngắm. Ông Lý nói rằng: “Một chiến dịch như thế sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các quan chức trong Ủy ban thường vụ, và cuối cùng là hạ bệ cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân”.
Ông Lý tin rằng chiếc lưới bủa vây Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đang được siết chặt, nhưng nếu Giang và Tăng sử dụng quyền lực suy yếu của mình trong bất cứ hành động kháng cự tuyệt vọng nào để chống lại ông Tập, một đòn tấn công chớp nhoáng có thể hạ gục cả hai.
Ông Lý cho rằng “Con đường sáng sủa ở phía trước là trừng phạt Giang Trạch Dân theo pháp luật”.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét