Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

 
1. Định nghĩa
Dầu mazut (Fuel oil – FO) - hay còn gọi là nhiên liệu đốt lò -  là sản phẩm chủ yếu của quá trình chưng cất thu được từ phân đoạn sau phân đoạn gas oil khi chưng cất dầu thô ở nhiệt độ sôi lớn hơn 350 độ C.
Dầu mazut là loại nhiên liệu gồm chủ yếu các cặn của quá trình chưng cất dầu thô. Loại dầu này thường được sử dụng cho các nồi hơi trong các nhà máy điện, tàu, và trong các nhà máy công nghiệp. 
2. Phân loại
Dầu mazut được phân loại như sau:
• Dầu mazut loại nặng (FO nặng): là nhiên liệu đốt lò chủ yếu dùng trong công nghiệp.
• Dầu mazut loại nhẹ (FO nhẹ): bao gồm cả các loại dầu giống như điêzen (DO); dầu hỏa (KO), … khi chúng được sử dụng làm nhiên liệu để đốt lò (lò đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc lò đốt gia đình).
3. Chỉ tiêu chất lượng Việt Nam
Các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu đốt lò (FO) theo TCVN 6239:2002
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Phương pháp thử
Mức
FO N01
FO N02A (2.0 S)
FO N02B (3.5 S)
FO N03
Nhiệt trị (min)
Cal/g
ASTM D240 
/ ASTM D4809
9800
Hàm lượng lưu huỳnh (max)
mg/kg
TCVN 6701:2000 
(ASTM D2622)/ASTM D129
ASTM D4294
2.0
2.0
3.5
3.5
Độ nhớt động học ở 50oC (max)
mm2/s
ASTM D445
87
180
180
380
Điểm chớp cháy cốc kín (min)
oC
TCVN 6608:2000/ASTM
D3828/ASTM D93
66
Cặn cácbon (max)
%
TCVN 6324:2000/ASTM D189/ASTM D4530
6
16
16
22
Điểm đông đặc (max)
oC
TCVN 3753:1995/ASTM D97
12
24
24
24
Hàm lượng tro (max)
%
TCVN 2690:1995/ASTM D482
0.15
0.15
0.15
0.35
Hàm lượng nước (max)
%
TCVN 2692:1995 
/ ASTM D95
1.0
Tạp chất dạng hạt (max)
%
ASTM D473
0.15
Khối lượng riêng
Kg/m3
TCVN 6594:2000 
(ASTM D1298)
965
991
991
991
4. Sử dụng dầu FO tại Việt Nam
Khác với các mặt hàng khác, ở Việt Nam, dầu mazut thường được giao dịch theo hình thức bán buôn. Giá dầu mazut trên thị trường hiện nay dao động từ 18.350 – 18.750 đ/ kg tùy theo loại mặt hàng.
Hiện nay, ở Việt Nam có xu hướng sử dụng dầu mazut FO-R thay cho dầu FO thông thường bởi loại dầu FO-R có nhiều ưu thế hơn so với dầu FO thông thường:
- Sử dụng FO – R sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất. 
- Dầu FO-R hoàn toàn dễ đốt vì độ nhớt thấp và điểm chớp cháy cốc kín thấp, hàm lượng nước và tạp chất cũng rất thấp. 
- Độ ăn mòn thiết bị của FO cao hơn của FO – R do hàm lượng lưu huỳnh trong FO (2.0 hoặc 3.5% KL) cao hơn so với FO – R (chỉ 0.6% KL). 
- Dùng FO – R để làm nhiên liệu đốt cho các ngành như lò hơi, sản xuất kính, đốt rác thải, asphalt, nung gốm sứ, nấu nhôm hoặc đồng... Việc sử dụng không cần phải thay đổi thiết bị, chỉ cần cân chỉnh lại một số thông số trên đầu đốt. 
Ngoài ra, bởi dầu FO và FO-R đều có cấu tạo là hydrocacbon, nên việc trộn chung không có vấn đề gì mặt hóa học. Dầu FO có tỷ trọng cao hơn nên vẫn nằm dưới, còn dầu FO-R có tỷ trọng thấp hơn nên nằm trên. Dầu FO được đốt hết thì kỹ thuật viên đốt lò sẽ giảm dần nhiệt độ xông dầu để bắt đầu chuyển sang đốt dầu FO-R. 

(Nguồn: Encyclopedia Britannica; Wikipedia; interpetro.com.vn; wordpress.com; petrolimex.com.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét