Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Mọi thứ vì quyền lực: Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân ở Trung Quốc – Phần mở đầu

Mọi thứ vì quyền lực: Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân ở Trung Quốc – Phần mở đầu
http://vietsoh.net/news/2010/01/24/moi-thu-vi-quyen-luc-cau-chuyen-co-that-ve-giang-trach-dan-o-trung-quoc-phan-mo-dau.html

Để can nhiễu tiến trình Chính Pháp, cựu thế lực đã nhào nặn nên một nhân vật, một thực thể sở hữu toàn đặc điểm xấu có nguyên thần từ cửa Vô Sinh ở Ngục Vô Gián.

Oán khí nghìn năm từ triều Đường kết thành một quái thai tà ác
Vào năm Vũ Đức thứ 9 – triều đại nhà Đường năm 626 sau Công nguyên – Hoàng Đế khai quốc, Cao Tổ Lý Uyên, với sự phò tá của người con trai thứ Lý Thế Dân đã bình định thiên hạ khi 18 vương hầu tạo phản, tiêu diệt sạch 72 đạo quân và cuối cùng được an hưởng phú quý với giang sơn thống nhất. Cao Tổ có bốn người con trai: Kiến Thành, Thế Dân, Nguyên Cát, và Nguyên Bá. Trong khi Nguyên Bá chết trẻ, Kiến Thành, Thế Dân và Nguyên Cát đã tới tuổi trưởng thành và được phong danh hiệu lần lượt là, Ẩn Vương, Tần Vương và Tề Vương. Nguyên Cát đã tư thông với hai phi tần được sủng ái của Cao Tổ là Trương Diễm Tuyết và Doãn Sắt, rồi bị Tần Vương khám phá ra. Tuy sự việc chưa bị vỡ lở nhưng Nguyên Cát vẫn mang tâm oán hận đối với Thế Dân. Theo những quy tắc truyền ngôi từ xưa để lại, khi Cao Tổ qua đời, người con trai cả là Kiến Thành sẽ lên kế vị. Nhưng Thế Dân có công lao vô cùng to lớn vì gần như đã một mình gây dựng giang sơn Đại Đường. Cao Tổ thường khen ngợi Thế Dân, và điều này khiến Kiến Thành và Nguyên Cát vô cùng đố kỵ.

Và rồi, Nguyên Cát, vốn là một công tử kiêu ngạo và luôn tự cho là đúng, đã từ lâu thèm muốn ngai vàng. Kiến Thành thì nhu nhược và khá bất tài. Vì đố kỵ với Tần Vương, Nguyên Cát âm mưu ban đầu mượn Kiến Thành để trừ khử Tần Vương, rồi sau sẽ trừ khử nốt Kiến Thành.

Một ngày nọ, công chúa Bình Dương đột nhiên bệnh chết. Tất cả văn võ bá quan và các thành viên trong gia tộc đều tới tống táng. Nguyên Cát giả vờ bày tiệc rượu và mời Tần Vương đến uống rượu cùng, trong rượu bỏ vào chất kịch độc. Tần Vương tính tình khoáng đạt, chỉ tưởng rằng Kiến Thành và Nguyên Cát muốn tạ tội nên đã thản nhiên không hề nghi ngờ và nâng ly rượu lên. Nhưng như câu nói xưa, “Vương giả bất tử“, khi Tần Vương vừa đưa rượu lên miệng uống thì một chú chim én bay ngang qua, thả phân xuống làm bẩn cả ly rượu lẫn y phục của Tần Vương. Khi Tần Vương bỏ đi thay y phục thì đột nhiên cảm thấy một cơn đau xé ruột nên bèn vội vàng trở về cung, về đến nơi thì bị miệng nôn trôn tháo. Sau đó Tần Vương nảy sinh lòng nghi ngờ, đoán rằng trong rượu có độc. Vua Đường sau khi nghe chuyện, sợ rằng Tần Vương và hai người huynh đệ không thể dung hòa với nhau được nữa, bèn cử Tần Vương tới Lạc Dương để cai quản miền Đông tỉnh Thiểm Tây, dựng lập lá cờ thiên tử, giống như Lương Hiếu Vương trong triều Hán năm xưa.

Kiến Thành và Nguyên Cát vô cùng sợ hãi, biết rằng Tần Vương mưu lược hơn người, ôm ấp hoãi bão lớn như biển cả, văn thần dưới trướng có Tôn Vô Kỵ, Từ Mậu Công, Lý Thuần Phong, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, võ tướng có Tần Thúc Bảo (Tần Quỳnh), Trình Giảo Kim, Uất Trì Kính Đức, Lý Tĩnh. Tần Vương khi giương cao ngọn cờ nghĩa đã thu phục được nhân tâm trong thiên hạ và dường như không ai có thể ngăn cản. Bằng một độc kế khác, Kiến Thành và Nguyên Cát âm mưu điều động những đại tướng của Tần Vương đi thảo phạt quân Đột Quyết. Tần Vương thấy thế sự đã nguy cấp bèn đem những chuyện uế loạn cung đình của Kiến Thành và Nguyên Cát nói với Cao Tổ. Ngày hôm sau, Cao Tổ truyền lệnh cho Kiến Thành và Nguyên Cát vào cung đối chất xem ai đúng ai sai. Kiến Thành và Nguyên Cát không những không tuân mệnh mà còn mang khoảng 500 quân mai phục tại Huyền Vũ Môn, chỉ đợi Tần Vương đến để hạ lệnh sát thủ. Không ngờ Tần Vương đã sớm có phòng bị, mang theo áo giáp cùng quân binh tới. Kiến Thành, Nguyên Cát vừa trông thấy Tần Vương liền bắn loạn 3 mũi tên, nhưng Tần Vương đều tránh được. Tần Quỳnh bắn trả một mũi tên giết chết Kiến Thành. Nguyên Cát muốn chạy trốn nhưng đã bị giết chết bởi một mũi tên từ Uất Trì Kính Đức. Câu chuyện này vốn nổi tiếng trong lịch sử là “Sự biến Huyền Vũ Môn.”

Sau khi Nguyên Cát chết, linh hồn độc ác của hắn bị hạ xuống địa ngục để hoàn nghiệp. Diêm Vương biết chuyện hắn thông gian với sủng phi của phụ hoàng, giết hại hôn thê của Thế Dân, làm chuyện loạn luân, bỏ độc vào rượu hại Tần Vương, bắn cung ám sát Tần Vương, đều là những tội ác vi phạm luân thường, đã là thập ác bất xá. Vì thế ông đã tống Nguyên Cát vào ngục Vô Gián, đả nhập hắn vào cửa Vô Sinh. Một ngàn năm sau, cái nguyên thần từng là Nguyên Cát kia đã tiêu mất, không còn hình hài sinh mệnh tiên thiên, không có tư tưởng hoàn chỉnh, duy chỉ còn một chút khí của sự đố kỵ và hận thù. Nhưng về vấn đề này chúng tôi sẽ nói sau.

Ngay khi lên ngôi, Thế Dân xưng là Thái Tông Hoàng đế, mở ra thời Trinh Quán giàu có và thịnh vượng (627- 649 sau Công nguyên). Thái Tông nhân đức như trời bể và luôn thương xót cho bách tính. Việc kế vị ngai vàng của Thế Dân là thuận theo Thiên ý, hợp với lòng dân và ban phúc cho tất cả.

Vào năm Trinh Quán thứ 22, một nhà sư tên là Huyền Trang đã trở về từ sau một chuyến hành hương sang Ấn Độ để thỉnh kinh Phật. Thái Tông đã cho một đoàn tuỳ tùng gồm hàng trăm văn võ bá quan tới nghênh tiếp tại cầu Chu Tước. Sau đó, để kỷ niệm sự kiện này, Thái Tông đã viết cuốn “Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tự“. Thái Tông băng hà vào năm Trinh Quán thứ 23. Suốt thời gian trị vì, Thái Tông luôn bảo hộ Phật Pháp, hoằng dương cả Đạo giáo lẫn Nho giáo. Thái Tông là người đầy đủ cả nhân, nghĩa, trí, dũng, thanh tâm quả dục, tiết chế bản thân và rất yêu thương dân chúng. Ông là người có lai lịch phi phàm, tuyệt không phải là điều người thường có thể biết. Khi chuyển sinh sau này, Thái Tông vẫn tự nhiên mang theo chính khí, lúc là bậc Đế vương, khi làm vua, lúc là một viên tướng, khi là một văn nhân, lúc thì là tổ sư của một môn võ thuật.

Người ta nói rằng ngàn năm sau, đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ tới nhân gian, lấy danh hiệu Phật Di Lặc để truyền rộng Đại Pháp và cứu độ tất cả chúng sinh. Nhưng để can nhiễu sự việc Chính Pháp và cứu độ chúng sinh dưới danh nghĩa “hiệp trợ”, cựu thế lực của vũ trụ đã tạo ra một thực thể xấu xí có hình người nhưng cực kỳ vô chính niệm và lý tính, mang những đặc điểm như ngu xuẩn, độc ác, bại hoại, gian dối, thô tục, tự phụ, đố kỵ, và hèn nhát. Cựu thế lực đã sử dụng hắn với danh nghĩa “phù hợp” với lý tương sinh tương khắc để “khảo nghiệm” các đệ tử Đại Pháp.

Nhân vật lố bịch được chọn cho một vai trò như vậy tất nhiên rồi sẽ bị tiêu huỷ, vì nó đã phạm phải tội ác tày trời từ vạn cổ, sự tà ác của nó đã thấu lên tận trời xanh. Ai có thể đóng một vai như vậy đây? Không có ai khác ngoại trừ kẻ đang ở Ngục Vô Gián, kẻ đã mang sự oán hận sâu đậm với người sẽ hạ thế và cứu độ chúng sinh. Cựu thế lực đã phát hiện ra tên ác nhân Lý Nguyên Cát thời Đường Cao Tổ, cuối cùng chỉ còn lại những dấu vết của tà khí từ lòng đố kỵ, và đã dẫn nó chạy vào nhân gian . Thứ tà khí đó đã được dẫn nhập vào đám âm khí nặng nề trong một ngôi mộ.

Tại ngôi mộ đó có một con cóc đã ẩn nấp từ rất lâu. Khi nó mở miệng và chuẩn bị kêu thì thứ tà khí ngàn năm kia lập tức bị hút ngay vào trong bụng. Nguyên thần con cóc lập tức bị trục xuất khỏi thân thể và chuyển sinh đâu đó, trong khi thứ tà khí kia trở thành tà linh của con cóc. Một vài năm sau, con cóc này chết, và cái thứ tà linh chi khí mang hình dạng con cóc kia đã chuyển sinh thành người. Nó trở thành Giang Trạch Dân.



Truyền thống người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng nếu có cái gì đó được truyền thừa, bằng hình thức luân hồi hoặc phụ thể (động vật chiếm hữu cơ thể người), với một dạng năng lượng sống được gọi là khí – một lực sống mang sinh khí đến thế giới – thì khí này có thể hình thành dạng người.

Ban biên tập Thời báo Đại Kỷ Nguyên
Ngày 5 tháng 7 năm 2005

Ghi chú của người dịch:

- Đột Quyết (Göktürk): là tên một dân tộc du mục thuộc các dân tộc Turk ở vùng núi Altai và cũng là tên gọi một hãn quốc hùng mạnh ở Trung Á thế kỷ 6 và 7.

- Thập ác bất xá: Mười tội ác không thể tha.

- Ngục Vô Gián: Tầng sâu nhất của địa ngục. Người ta nói rằng một khi đã vào Ngục Vô Gián là vĩnh viễn bị đày đọa ở đó, không ra được nữa.

- Chuyển Luân Thánh Vương: Hay còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương, là người mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong dự ngôn là sẽ hạ thế vào thời Mạt Pháp để cứu độ tất cả chúng sinh.

- Tà linh chi khí: Linh hồn tà ác được hình thành từ một đám tà khí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét