Bài viết này là phần 3 trong loạt bài gồm 8 phần, tựa "Quyền lực bằng mọi giá"

Con nuôi một liệt sỹ: Lừa gạt ĐCSTQ (Phần 1)

img-real-story-jiang-zemin-cap01
(Luis Novaes/Epoch Times)
Ngày tàn của Giang Trạch Dân đang đến gần. Vấn đề chính là lúc nào, chứ không phải là nếu như, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ bị bắt. Giang chính thức lãnh đạo Trung Quốc trong hơn một thập kỷ, và thêm một thập kỷ đứng đằng sau chỉ đạo các sự kiện. Trong hai thập kỷ này, Giang đã làm hại Trung Quốc không kể xiết. Bây giờ thời đại của Giang đã đến hồi kết thúc, Đại Kỷ Nguyên công bố lại loạt bài “Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân,” lần đầu công bố phiên bản tiếng Anh năm 2011. Qua đó độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự nghiệp của nhân vật then chốt đối với Trung Quốc hiện đại này.
Khi Giang Trạch Dân còn là Thị trưởng Thượng Hải, người ta đồn đại rằng Giang là một con cóc chuyển sinh. Điều khiến người ta kinh ngạc về lời đồn đại ấy, không chỉ vì Thượng Hải là một thành phố phát triển công nghệ cao trực thuộc trung ương, mà còn vì đây chính là nơi mà Giang đã bước trên những nấc thang quyền lực. Lời đồn đại đó sau này còn theo Giang đến Bắc Kinh, khi ông ta chuyển đến thủ đô của Trung Quốc năm 1989. Nhân dân Bắc Kinh gọi ông ta là “Giang Đại Cáp Mô.” Suy cho cùng, ngoại hình của Giang quả là giống với một con cóc. Và lời đồn đại này khá dễ hiểu trong văn hóa Trung Quốc; bởi vì có “Đắc Kỷ loạn triều đình”, hồ ly tinh có thể chuyển sinh thành mỹ nữ gây họa loạn triều đình, thì một con cóc chuyển sinh thành Thị trưởng Thượng Hải cũng không phải là điều gì quá mới mẻ.
Con cóc ấy là ‘thủy trạch chi dân‘, đã hấp thu tà khí ngàn năm nơi đầm sâu mà hóa thành người. Vào ngày kia, nó chuyển sinh vào một gia đình họ Giang giàu có ở đường Điền Gia, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, được đặt tên là “Giang Trạch Dân.”

1. Xuất thân Hán gian

Tổ phụ của Giang Trạch Dân là Giang Thạch Khê, bố là Giang Thế Tuấn, mẹ là Ngô Nguyệt Khanh, chị cả Giang Trạch Phân, em gái Giang Trạch Nam (Trạch Lan), và em trai Giang Trạch Khoan.
Quảng cáo
Năm 1915, Giang Thạch Khê, lúc ấy 45 tuổi, là một thầy thuốc Đông Y bỏ nghề đi làm thương mại, và trở thành trợ lý giám đốc chi nhánh Công ty Đóng tàu Đại Đạt Nội Hà tại Dương Châu. Sau khi làm ăn phát đạt, ông chuyển nhà về đường Điền Gia quận Quỳnh Quan – một khu vực dành cho giới thượng lưu.
Giang Thạch Khê có 7 người con, trong đó có 2 người bị chết yểu. Người con thứ sáu, Giang Thế Hầu (còn gọi là Giang Thượng Thanh) gia nhập Đảng Cộng sản vào năm 1928 và chết trận năm 1939 ở tuổi 28, lưu lại người vợ cùng tuổi và hai người con gái, Giang Trạch Linh và Giang Trạch Tuệ. Người con thứ năm, Giang Thế Hùng, đột tử vào cuối những năm 1960 thời Cách mạng Văn hóa. Người con thứ bảy, Giang Thụ Phong, là giảng viên đại học tại Dương Châu, mất ở Bắc Kinh năm 1993. Người con đầu, Giang Thế Tuấn, là Hán gian trong thời Chiến tranh chống Nhật (1937-1945), là một nỗi sỉ nhục của gia tộc họ Giang.
Bất luận vào triều đại nào, một kẻ bán nước luôn bị người đời thống hận. Là con của Giang Thế Tuấn, Giang Trạch Dân vì thế tìm mọi cách né tránh đề cập đến phụ thân. Sau khi trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đến cả bạn bè và tình nhân cũng cất nhắc lên những vị trí quan trọng, nhắm mắt để họ thỏa sức tham nhũng. Nhưng ông ta chẳng mảy may động đến chị em ruột của mình và tránh mọi tiếp xúc với họ, thậm chí còn không thừa nhận.
Sự thực khó tin này chỉ được biết đến sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời. Sau khi lên nắm quyền, Giang nhanh chóng tổ chức một nhóm văn nhân để viết tiểu sử cho mình. Dù nhóm này có tận tâm sưu tập tư liệu theo yêu cầu từ Giang, thì cũng chẳng tìm được gì nhiều. Ngược lại nhiều điều chưa biết và còn nghi ngờ về Giang đều bị phanh phui, kể cả chính nỗ lực che giấu thân phận của ông ta. Điên tiết với nhóm này, Giang đã ra lệnh lập tức giải tán. Nhưng Giang không thể bịt miệng từng người, và thế là quá khứ ô nhục của ông ta dần dần được lan truyền.
Vào tháng 11 năm 1940, phụ thân của Giang là Giang Thế Tuấn, đã gia nhập chính quyền phản quốc Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Cải danh thành Quán Thiên, Thế Tuấn được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Tuyên truyền kiêm Ủy viên Xã luận Hội Chủ nhiệm Ủy viên Chính phủ Uông Tinh Vệ. Ông cũng làm việc dưới trướng Hồ Lan Thành, chủ biên tờ Trung Hoa Nhật Báo, là chồng trước của Trương Ái Linh. Hồ Lan Thành cùng Chu Tác Nhân là hai tên đại Hán gian nổi tiếng nhất đương thời. Sau khi ly khai Trung Quốc để đến Nhật Bản, Hồ đã viết cuốn sách có tựa đề “Hỗn loạn lịch sử,” đặc biệt đề cập đến người cộng sự Giang Thế Tuấn.
Mong đứa con trai đầu có tương lai sáng lạn, Giang Thế Tuấn đã đưa Giang Trạch Dân theo học một trường trung học đắt đỏ – Trường Trung học Dương Châu – và sau đó là trường Đại học Trung Ương của ngụy quyền Uông Tinh Vệ; từ lúc nhỏ Giang Trạch Dân đã được học piano. Bằng con đường phản quốc, sự thịnh vượng đổ dồn về gia tộc họ Giang; trong khi đó, vào những năm ấy người dân Trung Quốc đang chịu cảnh cơ cực lầm than. Giang Trạch Dân đã không phụ lòng mong mỏi của phụ thân, không chỉ biết đàn hát nhảy múa, mà còn biết cả kinh hý, hoạt kịch.
Sau khi có được quyền hành, Giang Trạch Dân từng trở về Dương Châu giổ tổ, lấy 1,5 triệu Nhân Dân Tệ trong ngân sách để tu sửa tổ phần. Nhưng các ký giả đã phát hiện một điều rất kỳ quái: Giang Trạch Dân cứ nhắc đi nhắc lại rằng tổ phụ Giang Thạch Khê đã qua đời khi ông ta bảy tuổi, mà thận trọng tránh đề cập đến phụ thân Hán gian Giang Thế Tuấn đã vì mình mà lao tâm khổ tứ.

2. Con liệt sỹ

Đảng Cộng sản luôn coi trọng xuất thân gia cảnh của từng người và không ngần ngại liệt một cá nhân vào “thành phần giai cấp.” Do đó Giang Trạch Dân, với khao khát leo lên nấc thang quyền lực trong Đảng Cộng sản, ngay từ đầu đã khai lý lịch Giang Thượng Thanh – người chú hơn ông ta có 15 tuổi – làm cha. Thứ nhất, Giang Thượng Thanh đã từng tham gia cách mạng, hơn thế nữa, ông ta lại là liệt sỹ, nên không thể phạm thêm lỗi lầm, như vậy điền tên ông ta là an toàn nhất. Giang Trạch Dân vì thế đã trơ tráo chuyển từ “hậu duệ Hán gian cẩu tặc” thành “con em liệt sỹ.” Từ đó, ông ta luôn tìm cách kết chặt mối quan hệ và thường xuyên qua lại với người thím góa bụa Vương Giả Lan.
Trên thực tế Giang Trạch Dân không thi đậu vào ngôi trường Trung học Dương Châu nổi tiếng sau khi tốt nghiệp tiểu học. Thay vào đó, ông ta được nhận vào một ngôi trường sơ cấp trung học cấp huyện tại Giang Đô – điều ấy khiến Giang hết sức phiền muộn. Vào năm thứ hai ông ta được chuyển đến trường Trung học Dương Châu nhờ vào mối quan hệ của cha mình. Cũng như thế sau này bằng sự lèo lái của cha mà Giang được học tại Đại học Trung Ương của ngụy quyền bù nhìn theo Nhật. Chính vì thế, Giang đã bắt đầu quen thuộc với sự giao dịch bằng quyền và tiền ở chốn quan trường. Tuy thế, sau khi kháng chiến thắng lợi thì chính phủ quốc dân lại không thừa nhận ngụy quyền Uông Tinh Vệ, kể cả trường Đại học Trung Ương; vậy là cũng không thừa nhận lý lịch học tập của Giang. Đó là vì trường Đại học Trung Ương Nam Kinh danh tiếng của Trung Quốc trước đó đã được chính phủ quốc dân di dời về phía tây nam Trung Quốc. “Đại học Trung Ương”, nơi mà Giang đã theo học tại thành phố Nam Kinh, tuy tên gọi nghe giông giống nhưng được dựng nên bởi ngụy quyền Uông Tinh Vệ.
Không lâu sau khi Giang Trạch Dân lên làm Tổng bí thư ĐCSTQ năm 1989, Đại học Nam Kinh tỉnh Giang Tô khi sửa sang sắp xếp lại học tịch của cựu sinh viên đã phát hiện được Giang Trạch Dân đã từng học tại ngôi trường tiền thân – Đại học Trung Ương – từ năm 1943 đến 1945. Hơn nữa còn tìm thấy thành tích học tập và thẻ thư viện của Giang. Quá cao hứng, hội cựu sinh viên đã gửi một bức thư ‘nhận thân tín’ đến Giang. Thế nhưng Giang chẳng bao giờ hồi âm, khiến họ rất thất vọng. Xem ra Giang không chỉ không muốn đào sâu vào xuất thân của mình mà còn không muốn đề cập đến cả học tịch của bản thân.
Trong chuyến đi thị sát tỉnh Giang Tô những năm đầu thập niên 1990, Giang Trạch Dân đã đặc biệt ghé thăm Đại học Nam Kinh. Trường đã đặc biệt sắp xếp trong hành trình của Giang ghé thăm ký túc xá nơi ông ta tá túc thời sinh viên. Lúc đến đây, Giang bất chợt ngừng lại và lướt nhìn tòa nhà, với đôi mắt vô hồn. Bốn bề im lặng như tờ, chờ đợi. Lãnh đạo trường đại học hùng dũng bước lên nhắc nhở Giang “Đây là nơi mà ông đã từng ở trọ khi còn là sinh viên. Chúng tôi đã bảo tồn nó khá tốt.” Không như thói quen cao đàm khoát luận, lúc ấy Giang chỉ đứng trầm tư.
Trong khi làm Chủ tịch nước, Giang thường thể hiện rằng mình có khả năng đối đáp bằng ca kịch trong khi đi công tác nước ngoài. Có được bản sự này rõ ràng là do xuất thân giàu có của ông ta: gia đình ông ta, hoàn toàn trái ngược với những điều trong lời khai lý lịch, có đủ điều kiện kinh tế để chu cấp cho ông ta đi học âm nhạc, kể cả piano hay guitar. Ngược lại, cuộc sống của người vợ góa bụa cùng hai cô con gái của người chú Giang Thượng Thanh lại vô cùng gian khó. Người con gái thứ hai, Giang Trạch Tuệ, đã nói với Kuhn (tác giả cuốn Người đàn ông làm thay đổi Trung Quốc: Sự nghiệp và Di sản của Giang Trạch Dân – New York: Crown, 2004) “Trong 11 năm đầu đời, tất cả những gì tôi còn nhớ được là sự vô tận bần cùng và đói khổ. Nhà tôi chẳng có bao nhiêu lương thực, có khi trong nhà chẳng còn chút gì ăn được.”
Những lời của Giang Trạch Tuệ đã phủ định lời khai lý lịch con nuôi của Giang Trạch Dân. Sinh năm 1938, Giang Trạch Tuệ nhỏ hơn Giang Trạch Dân 11 tuổi. Nếu chúng ta tạm thời chấp nhận rằng Giang Trạch Dân được người chú liệt sỹ nhận nuôi, vậy thì vào thời điểm “nhận con nuôi” Giang Trạch Tuệ mới được có 1 tuổi. Nếu đúng như lời quyển sách, gia đình Giang Thế Tuấn thật sự tốt bụng muốn cưu mang người em dâu góa bụa, vậy thì làm thế nào mà đứa cháu gái Giang Trạch Tuệ lại chịu cảnh “có khi trong nhà chẳng còn chút gì ăn được”? Hơn thế nữa, nếu Giang Thế Tuấn biết rằng em dâu mình chẳng đủ ăn, thì ông ta nên nhận nuôi 2 người cháu gái, chứ sao lại đưa con trai mình cho em dâu nuôi. Sao ông ta lại nhẫn tâm đưa con mình vào nhà ấy để chịu đói? Điều này rất bất hợp lý.
Giang Trạch Dân không chỉ là con trai trưởng, mà còn là cháu đích tôn của dòng họ Giang. Ông ta có một người chị là Giang Trạch Phân và một em trai Giang Trạch Khoan. Theo truyền thống về quy củ truyền thừa ở Trung Quốc, thông thường người ta không để con trai trưởng hay cháu đích tôn đi làm con/cháu nuôi.
Khó hiểu hơn nữa là những lời bịa đặt của Giang Trạch Dân về nghi lễ nhận con nuôi. Không chỉ bởi nghi lễ này được vụng về cóp nhặt từ xã hội Tây phương (kiểu như cậu bé 13 tuổi Giang Trạch Dân đứng dậy ôm người thím góa hơn Giang có 13 tuổi), mà Kuhn còn có đoạn miêu tả trong cuốn sách: “Giang Thế Tuấn đã nói trong nghi lễ nhận nuôi rằng ‘Ta hy vọng hài tử có thể kế thừa di chí từ cha [mới] của nó, và phục thù địch nhân đại ác’. Cậu bé Giang Trạch Dân lúc ấy mới 13 tuổi.”
Đây đương nhiên chỉ làm chuyện cười cho thiên hạ. Giang Thế Tuấn phụng sự cho ngụy quyền Uông Tinh Vệ, trong khi Giang Thượng Thanh là một “liệt sỹ Trung Cộng.” Thế chẳng phải “địch nhân đại ác” của Giang Thượng Thanh chính là chính quyền phản quốc Uông Tinh Vệ, cũng bao hàm cả Giang Thế Tuấn? Giang Thượng Thanh qua đời năm 1939, khi Trung Cộng chưa có thế lực, còn bị gọi là “cộng phỉ.” Hán gian như Giang Thế Tuấn lẽ nào lại muốn dây dưa với “cộng phỉ.” Thế thì sao Giang Thế Tuấn lại đưa con mình cho một liệt sỹ cộng sản, lại còn nói trả thù cho ông ta?
Những điều Giang Trạch Tuệ nói về việc “nhận nuôi” trong cuộc phỏng vấn với Kuhn còn “đặc sắc” hơn nữa. Kuhn viết: “Về sau này, Chủ tịch Giang gọi mẹ ruột là ‘ma ma’ và mẹ nuôi là ‘nương’”, theo lời giải thích của Giang Trạch Tuệ. “Trong văn hóa của chúng tôi, cả hai đều có nghĩa là ‘mẹ.’ Tuy nhiên có một sự khác biệt nhỏ về mức độ thân mật. ‘Nương’ nghe thân mật, âu yếm hơn một chút.” Kuhn giải thích chi tiết hơn “Sự khác biệt ở đây tương tự như ‘mother’ và ‘mom’ trong tiếng Anh.”
Trên thực tế, người dân Dương Châu gọi mẹ là “mỗ mụ” hoặc là “a mẫu.” Không ai ở Dương Châu gọi mẹ mình là “nương.” Đúng là vài thập kỷ trước có người gọi vợ mình là “nương tử”, nhưng ở đó không có bất kỳ ai gọi mẹ bằng “nương.” Đoạn văn này trong quyển sách của Kuhn càng khẳng định thêm rằng Giang Trạch Dân chưa bao giờ làm con nuôi của người thím Vương Giả Lan.
Giang Trạch Tuệ còn nói với Kuhn “Để lí giải được Chủ tịch Giang Trạch Dân, cần phải hiểu người dưỡng phụ của ngài, cũng chính là cha tôi Giang Thượng Thanh” . Những lời này thật là ghê tởm. Khi Giang Thượng Thanh còn hăng hái tham gia cách mạng cộng sản, ông ta hiếm khi có cơ hội gặp mặt Giang Trạch Dân. Các thành viên khác trong gia đình cũng không lý giải được những hoạt động cách mạng của Giang Thượng Thanh. Sau khi ông bị bắt, Giang tộc vì muốn cứu ông đã trình lên tòa án rằng “Thượng Thanh tuổi còn thanh niên, đã bị dẫn dắt ngộ nhập.” Và Giang Trạch Dân chẳng qua chỉ là đứa bé 10 tuổi. Thế thì Giang Thượng Thanh có được ảnh hưởng gì đây?
Khi nhóm văn nhân được Giang thành lập phát hiện được những điều khuất tất trong lý lịch của ông ta, Giang đã vô cùng kinh hãi. Lợi dụng quyền lực chính trị, ông ta cho xuất bản các chủng các dạng hồi ức lục, truyền kỳ v.v., lợi dụng hết thảy các cơ hội để thuyết phục công chúng rằng mình được nhận nuôi bởi người chú “liệt sỹ” Giang Thượng Thanh khi còn 13 tuổi.
Lố bịch nhất có lẽ là bài báo có nhan đề “Người vợ liệt sỹ nguyện nuôi dưỡng đứa con nuôi,” xuất bản vào tháng 10 năm 2002 trên tờ “Sinh hoạt Chi bộ Quảng Đông” – một nguyệt san của Ủy ban Thường vụ Tỉnh Quảng Đông, đứng đầu là Lý Trường Xuân, một thân tín của Giang Trạch Dân. Bài báo phát hành được 2 triệu bản, đặc biệt nhấn mạnh một thông điệp rằng Giang Trạch Dân là “con nuôi của một liệt sỹ.”
Một tháng sau, tại Đại hội Đảng lần thứ 16 vào tháng 11 năm 2002, Lý Trường Xuân vì có công giả mạo quá khứ của Giang, đã được đề bạt vào Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị. Một năm sau, trang MediaInChina.com báo cáo rằng tờ “Sinh hoạt Chi bộ Quảng Đông” bị ngừng xuất bản vào ngày 29 tháng 11 năm 2003 trong vai trò giám sát báo chí và ấn bản của Đảng và nhà nước. Lý Trường Xuân vì để thăng quan tiến chức đã bỏ bao công sức chống lưng cho Giang, cùng với Kuhn khẳng định trong phiên bản tiếng Trung của quyển sách rằng việc “nhận nuôi” diễn ra đúng thủ tục hợp pháp. Họ những tưởng rằng, phương cách hiệu quả nhất để đánh lừa công chúng chính là “thủ tục hợp pháp.” Nhưng Giang đã quên mất một điều: vào những năm 30, người trưởng tộc có toàn quyền quyết định, và một vụ nhận con nuôi không cần có giấy tờ hợp lệ bởi vì lúc ấy chưa có luật này.
Ghi chú:
Tham khảo phiên bản tiếng Trung http://www.epochtimes.com/b5/5/5/31/n938789.htm