Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Tại sao tất cả các đại gia ô tô thế giới đều phải kinh sợ 'hãng xe điện tí hon'?

Trên thị thị trường ô tô thế giới, Tesla chỉ là gã tí hon tại California chuyên thiết kế và sản xuất một số mẫu xe chạy điện. Trong khi các đại gia ô tô hàng đầu thế giới  sản xuất vài triệu chiếc xe mỗi năm thì Tesla năm nay dự kiến sản xuất được 21.000 chiếc.

Thoạt nghe thì Tesla không đáng so sánh (thậm chí còn nhỏ hơn sản lượng năm 2012 của Trường Hải) vậy nhưng các hãng ô tô lớn của thế giới đều đang lo ngay ngáy trước sự tăng trưởng của Tesla.
Thăng hoa với quân bài chiến lược
Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của hãng xe này đã tăng tới 400%, đưa giá trị thị trường của công ty lên trên mức 20 tỷ USD, tức lớn hơn cả vốn hóa của nhiều hãng xe lâu đời như Suzuki, Mazda hay Fiat.
So với Ford, sản lượng xe của Tesla chưa bằng 1% doanh số hàng tháng, vậy nhưng giá trị thị trường đã bằng 1/3 và bằng 40% vốn hóa của General Motors (GM).
Sản lượng còn khiêm tốn và cũng mới chỉ có lãi quý đầu tiên sau 10 năm hoạt động. Vậy vì đâu mà Tesla lại thăng hoa như vậy?
Tesla Roaster - chiếc xe điện đầu tiên của Tesla bắt đầu tung ra thị trường từ năm 2008. Chiếc xe thể thao đắt tiền này được sản xuất với mục đích tạo doanh tiếng và làm “mồi câu” để huy động vốn cho việc sản xuất Model S, chiếc xe rẻ hơn và có thể sản xuất hàng loạt.
Đến tháng 6/2012, Model S chính thức tung ra thị trường và chỉ sau đúng 1 năm, Model S đã vươn lên trở thành chiếc xe điện bán chạy thứ 3 thế giới. Hiện nay, chiếc sedan với giá hơn 70.000 USD này đang cháy hàng ở rất nhiều thị trường. Tại Mỹ, chiếc Model S là dòng xe hơi cao cấp bán chạy thứ 3 chỉ sau 2 đối thủ sừng sỏ là Mercedes và BMW.
Lý do Model S trở nên hút khách có thể được miêu tả là “xe con có khả năng vận hành mạnh mẽ như dòng thể thao nhưng vẫn mang lại cảm giác êm ái như trên Rolls-Royce, rộng rãi không kém Chevrolet Equinox và sở hữu hiệu suất vận hành hơn cả mẫu Toyota Prius”. Có lẽ vì vậy mà tạp chí Motor Trend xếp Moden S là chiếc xe hàng đầu của năm 2013 trong khi tạp chí Consumer Reports thừa nhận đây là một trong những chiếc xe tuyệt nhất mà họ từng lái thử.
Chiếc Model S đã giúp Tesla lần đầu tiên có lãi vào quý 1 năm nay dù cho phố Wall dự báo công ty lỗ. Hơn nữa, sản lượng bán ra trong quý này tăng tới 83%, vượt qua chính dự báo của Tesla.
Hiện nay, quy mô của Tesla cũng như dòng xe chạy điện vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm 3-4% so với tổng lượng xe hơi được bán ra. Vậy nhưng tiềm năng tăng trưởng là rất lớn.
Theo báo cáo Global EV Outlook thì sản lượng xe điện bán ra năm 2012 tăng hơn gấp đôi năm 2011, từ 45 nghìn lên 113 nghìn chiếc.
Một công ty nghiên cứu thị trường dự báo đến năm 2025, sản lượng xe điện bán ra hàng năm sẽ lên đến 130 triệu chiếc (bao gồm cả xe máy). Xe điện sẽ được sự hỗ trợ về tài chính của các chính phủ để làm cho giá bán rẻ hơn cũng như tác động đến nhận thức của người mua xe nhằm chuyển từ xe chạy xăng dầu sang xe chạy điện.
Là một nhà tiên phong trong thị trường xe điện, hơn ai hết, Tesla sẽ là người hưởng lợi lớn khi mà nhu cầu về xe điện bùng nổ. Sản lượng hiện nay của Tesla còn rất nhỏ nhưng chuyên viên phân tích Tyler Durden của Zero Hedge ước tính, đến năm 2022, sản lượng xe của Tesla có thể đạt từ 0,5-3 triệu chiếc.

CEO Elon Musk. Ảnh: Businessweek
CEO Elon Musk. Ảnh: Businessweek

Tham vọng của kẻ tí hon
Qua mặt rất nhiều ông lớn về giá trị thị trường nhưng ban lãnh đạo Tesla kỳ vọng giá trị công ty sẽ còn tăng nữa.
Năm ngoái, khi vốn hóa của Tesla mới chỉ có 3 tỷ USD, hội đồng quản trị công ty đã dành cho Giám đốc điều hành Elon Musk một quyền chọn mua 5,3 triệu cổ phiếu với giá 31,17 USD/cp (~ tổng giá trị 165 triệu USD). Hiện nay, giá cổ phiếu đã lên đến 168 USD – tức 5 lần giá thực hiện quyền chọn.
Tỷ phú công nghệ Elon Musk giới thiệu kế hoạch tàu chạy nhanh hơn máy bay dân dụng
Tuy nhiên, Elon chỉ có thể thực hiện quyền chọn khi mà khi mà vốn hóa của Tesla đạt mức 43,2 tỷ USD, tức là hơn gấp đôi giá trị hiện nay, cùng với 10 ‘cột mốc hoạt động’ phải đạt được đến năm 2022. Nếu đạt được tất cả những mục tiêu này thì Elon chỉ bỏ 165 triệu USD nhưng thu về lượng cổ phiếu có trị gấp hơn 10 lần.
Đây là một mục tiêu cực kỳ thách thức khi mà tại thời điểm phát hành quyền chọn, vốn hóa của Tesla mới chỉ có 3 tỷ USD trong khi Ford là 53 tỷ và GM là 40 tỷ USD.
Theo Khả Hãn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét