Bài viết của Kim Long, một học viên Pháp Luân Công tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-07-2015] Trong dịp Tết Nguyên đán, khi đang rất bận rộn bán hàng thì tôi để ý thấy một phụ nữ sống cùng khu phố. Cô ấy muốn trả lại [tôi] một cái chăn bông mà cô đã mua vào tháng 9, vì bông bị lòi ra ngoài. Tôi nói với cô ấy là không thể, vì cửa hàng của tôi chỉ bán những sản phầm có thương hiệu và cho đến nay chưa có ai phàn nàn [về sản phẩm].
Cô ấy khăng khăng rằng cái chăn bông đó bị lỗi. Tôi thực sự không tin những gì cô ấy nói, nhưng tôi đối đãi với sự việc đó như một học viên Đại Pháp và chiểu theo các Pháp lý.
Sư phụ giảng:
“Pháp môn này của chúng tôi chính là trực chỉ nhân tâm; ở nơi lợi ích cá nhân, gặp khi mâu thuẫn giữa người với người, thì liệu có thể coi thường coi nhẹ những chuyện ấy được hay không – đây là vấn đề then chốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi nói rằng tôi tin cô ấy và hỏi cô ấy muốn tôi giải quyết chuyện này như thế nào. Cô ấy không biết trả lời sao. Tôi bảo rằng nếu cô ấy mang cái chăn đó lại đây, tôi sẽ đổi miễn phí cho cô ấy.
Tôi nói: “Tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhà sáng lập Đại Pháp yêu cầu các học viên hành xử theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn. Tôi phải trung thực và công bằng.”
Ba tuần sau cô ấy quay lại và nói: “Tôi xin lỗi. Tôi sai rồi – cái chăn tôi mua ở đây không bị lỗi gì cả. Con trai tôi đã thừa nhận rằng cháu đã cắt nó.”
Cô ấy nói thêm: “Tôi rất cảm kích bởi sự lương thiện và trung thực của chị. Tôi sẽ mua giường cưới cho cháu gái tôi ở đây.”
Cô ấy đã chi 6.000 nhân dân tệ để mua các sản phẩm từ cửa hàng của tôi và sau này đã mua nhiều thứ khác có giá trị lớn. Thậm chí khi các cửa hàng khác làm ăn không tốt, cửa hàng của tôi vẫn luôn có nhiều khách hàng. Tôi biết đó là nhờ mình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Đăng ngày 03-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.