Aloe is often mistaken for a cactus, but it is actually a type of lily. (GODS_AND_KINGS/iStock)
Hiện nay, Lô Hội (aloe vera) là một trong những loại thảo dược được nhiều người biết tới nhất trên thế giới. Không chỉ là một loài cây trồng trong nhà thông thường mà sản phẩm từ Lô Hội còn là một ngành công nghiệp có giá trị khoảng 13 tỉ USD tính trên toàn thế giới.
Lô Hội là loại thảo dược được biết tới từ rất lâu. Nó đã được nhắc tới trong các bản văn đất sét tại Mesopotamia từ năm 2200 trước Công nguyên. Ở Ai Cập cổ đại, loại cây này được xem là “Cây của sự bất tử”. Tuy nhiên, trong tất cả các loại thảo dược được phát hiện trên thế giới, không loài nào có thể sánh bằng Lô Hội.
Christopher Columbus đã từng nghĩ như vậy. Ông đã mang rất nhiều cây Lô Hội trong những hành trình vượt đại dương đến Tân Thế giới. Thật ra, Lô Hội là một trong bốn loài cây trồng yêu thích của ông.
“Bốn loài thực vật không thể thiếu cho sinh mệnh con người là lúa mì, nho, ô liu và lô hội”, Columbus nói. “Lúa mì nuôi dưỡng con người, nho giúp cải thiện tinh thần, ô liu đem lại cho con người sự hài hòa còn Lô hội chữa bệnh.”
Quảng cáo
Lô Hội là một thành phần phổ biến trong các mỹ phẩm giữ ẩm, làm mềm và mịn da.
Trong thế giới cổ đại, Lô Hội cũng rất được xem trọng. Nó là biểu tượng tôn giáo của người Ai Cập. Nếu bạn muốn tham dự tang lễ của một vị vua Ai Cập cổ đại, bạn bắt buộc phải mang theo bên mình những cây Lô Hội. Theo một truyền thuyết khác, Aristotle đã thuyết phục Alexander Đại đế xâm chiếm một hòn đảo ngoài khơi bán đảo Somali (Horn of Africa) nhằm chiếm trang trại Lô Hội nổi tiếng ở đó.
Lô Hội là một loài cây đặc biệt. Lá dày, hình tam giác, mép lá có răng cưa. Bởi vì Lô Hội xuất xứ từ điều kiện khí hậu ở sa mạc nên người ta thường nhầm lẫn nó với họ cây xương rồng. Thật ra, nó thuộc họ huệ tây (lily), có họ hàng với hành, tỏi.
Tên Lô Hội có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập “alloeh”, có nghĩa là “chất đắng có màu sáng”. Trên thế giới có hơn 400 loài aloe khác nhau nhưng chỉ có một loài được trồng chủ yếu để làm thuốc, đó chính là Lô Hội. (“Vera” có nghĩa là “thật”). Và Aloe Barbadensis được xem là một tên đồng nghĩa.
Minh họa cây Lô Hội từ Gottorfer Codex, 1659 (Public Domain)

Chăm sóc da

Lô Hội an toàn cho mọi loại da và người ta cũng sử dụng nó từ lâu đời nay. Ẩm, mát là đặc tính của Lô Hội. Khi cắt, lá cây tiết ra một chất nhầy trong suốt, có thể giúp chữa nhiều loại bệnh trạng.
Lô Hội là một thành phần phổ biến trong nhiều mỹ phẩm giúp giữ ẩm, làm mềm, mịn da. Nó từ lâu đã được xem như một loài cây có thể chữa trị các vấn đề về da như: bỏng, phát ban, ngứa, côn trùng cắn, các vấn đề viêm da mãn tính chẳng hạn như eczema, vẩy nến, mụn trứng cá, mụn nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Lô Hội có khả năng chống viêm, kháng vi rút, chống khuẩn, kháng nấm.
Một ứng dụng gần đây của Lô Hội là chữa bỏng bức xạ. Điều này được phát hiện vào những năm 1930, khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về X-quang và các vật liệu hạt nhân. Quân đội Hoa Kỳ đã phát triển thuốc mỡ bôi Lô Hội vào những năm 1950 nhằm điều trị bỏng bức xạ. Thuốc mỡ bôi Lô Hội đã được kiểm nghiệm an toàn bởi Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vào năm 1959.
Minh họa cây Lô Hội từ sách dược thực vật năm 1847 (Public Domain)

Các vấn đề về tiêu hóa

Từ xa xưa, Lô Hội được biết đến như một loại thuốc có tác dụng nhuận tràng. Theo bác sĩ La mã cổ Discorides, Lô Hội giúp “làm nhẹ ruột, sạch dạ dày”. Tuy nhiên, công dụng này gắn với một số quan ngại nghiêm trọng.
Trong cây Lô Hội có những hợp chất sinh học gọi là các anthroquinane có khả năng làm nhuận tràng. Một anthroquinane trong số đó được gọi là aloin, được FDA công nhận là một loại thuốc nhuận tràng rất hữu hiệu. Tuy nhiên, vào năm 2002, các nhà chức trách đã loại bỏ các thuốc nhuận tràng có chứa aloin vì sự quan ngại về vấn đề an toàn.
Hai năm trước, một nghiên cứu được tiến hành bởi Chương trình Độc học Quốc gia (NTP) đã chỉ ra rằng, chuột được thí nghiệm với chiết xuất từ Lô hội không được chiết lọc, đã phát triển các khối u trong ruột. Một phát hiện quan trọng là các chiết xuất được sử dụng trong nghiên cứu NTP chứa một lượng lớn aloin – thành phần mà các nhà nghiên cứu cho là thủ phạm gây ra bệnh ung thư.
Theo Hội đồng Khoa học Lô Hội Quốc tế IASC), một tổ chức công nghiệp phi lợi nhuận chứng nhận an toàn và chất lượng sản phẩm Lô Hội, những sản phẩm có chứa aloin ngày nay rất hiếm gặp trên thị trường. Hầu hết các sản phẩm đều được chiết lọc hoặc được làm “phai” đi, nhằm đảm bảo an toàn trong việc làm thuốc uống. Quá trình này nhằm loại bỏ mủ cây chứa aloin. Nhựa mủ Lô Hội có màu vàng đắng, nằm giữa lớp vỏ ngoài màu xanh lá cây và lớp gel sạch bên trong.
“Phần lớn các sản phẩm Lô Hội có chứa ít hơn 1ppm aloin”, ông Devon Powell, Giám đốc điều hành của IASC phát biểu trong một báo cáo. IASC không công nhận những sản phẩm chưa qua tinh lọc và không khuyến khích người tiêu dùng sử dụng chúng. Mặc dù sản phẩm chưa qua tinh lọc không thường có sẵn, chúng tôi vẫn khuyến khích khách hàng hãy suy nghĩ kĩ và tránh sử dụng những sản phẩm như vậy.
Nếu nhãn mác trên các sản phẩm Lô Hội không nêu rõ có chứa aloin hay không, thì ảnh hưởng sẽ lập tức xảy ra. Aloin có tác dụng nhuận tràng nhưng không thể phủ nhận việc nó dẫn đến chuột rút và tiêu chảy. Thậm chí khi aloin được loại bỏ rồi, Lô Hội vẫn có thể kích thích các nhu động ruột nhưng có phần nhẹ hơn nhiều.
Minh họa cây Lô Hội từ cuốn Moninckx Atlas, 1682-1709 (Public Domain).
Chất gel Lô Hội thường được sử dụng để bôi ngoài da. Nước ép Lô Hội (hay còn gọi là nước Lô Hội) thường được mọi người sử dụng để điều trị các vấn đề về nội khoa (mặc dù nó cũng có sẵn trong thuốc viên). Nước ép Lô Hội dễ uống hơn là dùng gel nhưng vẫn ít nhiều gây buồn nôn. Thông thường mỗi ngày bạn có thể uống từ 30 đến 120 ml nước ép Lô Hội.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lô Hội có thể giúp chữa nhiễm trùng răng miệng một cách hiệu quả, từ các vấn đề về nướu cho đến bệnh lở miệng. Chất gel Lô hội rất hữu hiệu trong việc chữa lành các màng nhầy, ống dẫn đường tiêu hóa. Năm 2004, một nghiên cứu cho thấy lô hội rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm đường ruột. Các đối tượng được cho sử dụng lô hội 2 lần một ngày trong 4 tuần đã có những cải thiện đáng kể.
Theo Trung tâm Thuốc Bổ sung và Thay thế Quốc Gia, nước ép Lô hội có thể dùng để chữa bệnh hen suyễn, động kinh và viêm xương khớp. Nghiên cứu cũng cho hay Lô hội có thể chống ung thư và thúc đẩy các đặc tính miễn dịch.
Tại Mexico, lô hội là một phương thuốc dân gian phổ biến để điều trị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu sơ bộ từ Ấn Độ đưa ra các bằng chứng cho thấy nó có thể làm giảm lượng đường trong máu. Khi sử dụng Lô Hội bôi tại chỗ cũng có thể chữa trị những vết thương khó lành ở chân và vết loét có thể xảy ra với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Lô Hội chứa rất nhiều nước, giàu polysaccharides và cũng được chứng minh có tác dụng làm tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Nó chứa beta-carotene, các vitamin C và E chống ô xy hóa, cũng như B12, axit folic và choline.

Cách sử dụng

Lô Hội là cây có tuổi thọ cao và rất phù hợp để trồng trong nhà. Nó chịu rét và chịu hạn tốt, nhưng vì nó chứa lượng nước cao nên cũng rất nhạy cảm với sương giá. Loài cây này rất thích được sống dưới ánh nắng mặt trời nhưng đừng để nó ngoài trời vào đầu mùa. Đêm xuân lạnh lẽo cũng có thể gây tổn thương đến nó.
Khi bạn sử dụng cây Lô Hội, hãy ngắt một chiếc lá thật tươi, loại bỏ lớp vỏ màu xanh đi và bôi lớp gen vào vùng cơ thể bị thương tổn. Phần còn lại chưa sử dụng thì cất vào tủ lạnh cho lần sau. Tuy nhiên, phần bị cắt của chiếc lá nếu để lâu ngày sẽ dễ bị héo.
Việc đưa Lô Hội ra thị trường tiêu dùng đã thuận tiện hơn rất nhiều. Với những phương pháp sản xuất lạnh hiện đại có thể tạo ra những sản phẩm giúp chúng ổn định trong nhiệt độ phòng. Do đó, các sản phẩm Lô Hội được sản xuất hiện nay ít tạp chất hơn.
Chia sẻ bài viết này