Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Xem tên lửa đạn đạo chỉ Trung Quốc mới có

Cập nhật lúc 07:12 14/12/2013

(Xã hội) - Trung Quốc ghi tên mình vào lịch sử quân sự thế giới khi hiện nay là nước duy nhất sở hữu tên lửa đạn đạo chống hạm được phóng đi từ các bệ phóng di động trên đất liền. Một sự răn đe với tất cả các lực lượng Hải Quân nước ngoài.

DF-21D là tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) sử dụng nhiên liệu rắn, hai giai đoạn do Học Viện Công nghệ điện tử và cơ khí Chengfeng Trung Quốc chế tạo.
Tên lửa DF-21D có chiều dài khoảng 10 m, đường kính hơn 1 m, trọng lượng 15 tấn, tầm bắn 1.450 km, bán kính lệch mục tiêu 40 m.
DF-21D  được phát triển từ mẫu tên lửa đạn đạo JL-1 của tàu ngầm hạt nhân, theo các chuyên gia quân sự, chúng có một số đặc tính giống với tên lửa MGM-31C Pershing II của Mỹ (MGM-31C Pershing II đã không còn sử dụng do hiệp ước cắt giảm vũ khí giữa Mỹ và Nga).
 Bộ Quốc Phòng Mỹ ước tính Trung Quốc hiện sở hữu 60 tới 80 quả tên lửa DF-21D và khoảng 60 bệ phóng di động trên đất liền.
Hiện nay DF-21D là tên lửa đạn đạo duy nhất của thế giới được phóng từ các bệ phóng di động trên đất liền mà có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển. Chúng có quỹ đạo thay đổi, rất khó phát hiện bởi các hệ thống cảnh báo tên lửa của đối phương.
Một giáo sư tại Học viện Hải Quân Mỹ đã nhận định rằng, sự ra đời của DF-21D, Trung Quốc đã làm Mỹ mất vị thế độc tôn về biển như đã từng có kể từ khi kết thúc Thế chiến II.
Sau khi Trung Quốc phóng hàng loạt các vệ tinh (ví dụ vệ tinh Jianbing-5/YaoGan-1 và Jianbing-6/YaoGan-2) đã cho phép Bắc Kinh có thông tin trực quan về các mục tiêu ngoài biển khơi. Thông tin vệ tinh sẽ giúp nâng cao đáng kể độ chính xác của DF-21D.
DF-21D cho phép Trung Quốc có khả năng thực hiện các điệp vụ chống xâm nhập biển từ xa, để đề phòng hàng không mẫu hạm của Mỹ can thiệp vào eo biển Đài Loan.
DF-21D sử dụng hệ thống dẫn đường tích hợp bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính ở giai đoạn đầu, còn trong giai đoạn hành trình được dẫn hướng kết hợp với hệ thống Laser, giai đoạn cuối sử dụng Radar chủ động.
DF-21D khi được phóng đi chúng có vận tốc rất lớn vào khoảng 6-7 lần vận tốc âm thanh. Với vận tốc này thì tất cả hệ thống đánh chặn tên lửa từ các chiến hạm hiện nay trên thế giới không đủ khả năng bắn hạ nó. Bởi thời gian tiếp cận mục tiêu từ khi bắn tối đa chỉ khoảng 10 phút. Quá ít ỏi để khởi động hệ thống tên lửa bắn chặn.
Ngoài ra DF-21 cũng có thể được nâng cấp để tấn công các mục tiêu ngoài vũ trụ và có khả năng tấn công các vệ tinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét